Chuyên môn - Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

Hướng dẫn ôn tập


1. Bạn có 3 mục cần ôn tập
  • Pháp luật chung
  • Pháp luật theo lĩnh vực
  • Chuyên môn
2. Bạn hãy chọn từng phần để ôn

Ôn tập

Thi thử

Câu 1:
Bê tông đầm lăn khác bê tông thường chỗ nào?
  1. Trong bê tông đầm lăn có ít nước so với bê tông thông thường.
  2. Bê tông đầm lăn phải dùng phụ gia hạt mịn làm giảm nước mà vẫn giữ được độ linh động.
  3. Thi công bê tông đầm lăn phải có lực đầm lớn và lực nén chặt bê tông lớn nên phải dùng xe lu để đầm.
  4. Phải bảo đảm tất cả các tính chất nêu tại các phương án trên đây.
Câu 2:
Những công tác thi công nào cần giám sát?
  1. Chỉ những công tác quan trọng.
  2. Mọi công tác thi công đều phải giám sát.
  3. Những công việc sau này bị che khuất do vật liệu khác lấp phủ.
  4. Những công tác ảnh hưởng đến việc thi công tiếp theo.
Câu 3:
Giám sát vào những thời gian nào?
  1. Giám sát vào giờ hành chính.
  2. Giám sát vào ban đêm khi đổ bê tông.
  3. Khi nào trên công trường diễn ra các hoạt động xây dựng đều phải giám sát.
  4. Khi sắp nghiệm thu công tác xây dựng thì cần giám sát.
Câu 4:
Kiểm tra sự chuẩn bị để thi công đất còn phải thêm những điều kiện gì?
  1. Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hòa nước, cũng phải chú ý đến lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiện tượng mao dẫn.
  2. Tùy loại đất mà lớp đất bị mao dẫn có chiều cao: Cát thô, cát hạt trung và cát hạt nhỏ chiều cao mao dẫn là 0,5 m.
  3. Chiều cao mao dẫn là cát mịn và đất cát pha chiều cao mao dẫn là 1,5 m.
  4. Đất pha sét, đất sét và hoàng thổ chiều cao phải xác định tại hiện trường.
Câu 5:
Giám sát và kiểm tra chất lượng cốt thép ứng lực trước khi thi công bê tông ứng lực trước cho sàn nhà cao tầng?
  1. Thép sử dụng làm ứng lực trước phải có catalogue.
  2. Lớp vỏ bọc cáp phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định về tính chất cơ học, nhiệt độ.
  3. Việc cắt các thanh hay bó thép ứng lực trước, nhất thiết phải mài bằng máy mài có tốc độ cao.
  4. Chỉ dẫn phải ghi đầy đủ trong chỉ dẫn kỹ thuật.
Câu 6:
Tiêu chí để giám sát?
  1. Giám sát thi công đúng thiết kế được phê duyệt, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng
  2. Giám sát theo đúng ý kiến của bên thiết kế
  3. Giám sát theo lệnh ghi trong giấy giao việc của chủ đầu tư
  4. Giám sát theo hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài.
Câu 7:
Có một tiêu chí để giám sát là trung thực, khách quan, không vụ lợi có đúng không?
  1. Đúng là giám sát phải trung thực, khách quan, không vụ lợi.
  2. Giám sát phải theo ý muốn của chủ đầu tư, có lợi cho chủ đầu tư
  3. Phải giám sát theo phương án rẻ nhất
  4. Giám sát cẩn lựa theo lòng mong muốn của nhà thầu để họ hợp tác tốt với cán bộ giám sát.
Câu 8:
Tiêu chuẩn nào được sử dụng trong quá trình thi công và nghiệm thu công tác đất ?
  1. TCVN 4447:2012
  2. TCVN 4447:1987
  3. TCVN 9379: 2012
  4. TCVN 9360: 2012
Câu 9:
Kiểm tra tài liệu cần có để giám sát chất lượng thi công đất bao gồm những tài liệu nào?
  1. Thiết kế kỹ thuật công trình.
  2. Thiết kế cơ sở của công trình.
  3. Thiết kế lắp đặt thiết bị công trình.
  4. Thiết kế biện pháp thi công đất.
Câu 10:
Trong thiết kế biện pháp thi công đất cần những lưu ý gì?
  1. Không được thải bừa bãi nước bẩn, đất rác bẩn ra khu vực công trình đang thi công.
  2. Được thải một phần nước bẩn, đất rác bẩn ra công trường.
  3. Không được thải nước bẩn nhưng được thải chút ít đất rác bẩn.
  4. Không được thải đất rác bẩn nhưng có thể thải ít nước bẩn.
Câu 11:
Mái dốc cho thành hố đào tạm thời nên lựa chọn theo các chỉ tiêu thế nào?
  1. Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, cần tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật.
  2. Các chỉ tiêu này lấy theo TCVN 4447:2012 Công tác đất - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
  3. Tùy loại đất mà quyết định mái dốc cho thành hố đào.
  4. Kỹ sư tư vấn giám sát quyết định tại chỗ.
Câu 12:
Những quy định khi sử dụng máy đào một gầu đào móng có cho phép để lại lớp bảo vệ không?
  1. Khi sử dụng máy đào một gầu để đào móng, để tránh phá hoại cấu trúc địa chất đặt móng, cho phép để lớp bảo vệ.
  2. Bề dày lớp bảo vệ đáy móng (cm) tùy thuộc dùng máy đào có dung tích gầu (m3) lớn hay bé mà quyết định theo tiêu chuẩn
  3. Thợ khéo tay, đào không cần lớp bảo vệ.
  4. Nếu dưới nền không có cọc thì không cần để lớp bảo vệ.
Câu 13:
Giám sát và kiểm soát chất lượng ép cọc theo phương án nào?
  1. Kiểm tra việc chọn thiết bị ép, công suất thiết bị lớn hơn 1,4 lần lực ép thiết kế quy định
  2. Lựa chọn đối trọng phù hợp. Đối trọng phải lớn hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất.
  3. Gia tải 10 ~ 15% tải trọng thiết kế để thử ổn định của hệ thiết bị ép.
  4. Phải theo tất cả các phương án nêu trên.
Câu 14:
Giám sát và kiểm soát chất lượng thí nghiệm cọc để nghiệm thu có phương án thêm nào dưới đây?
  1. Phải bám sát các khâu thi công nền móng, không được bỏ sót công đoạn nào
  2. Quá trình theo dõi thí nghiệm, cần luôn luôn đối chiều với các thông số ở báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình
  3. Nếu nghi ngờ về kết quả thì yêu cầu nhà thầu thi công kiểm tra dưới sự chứng kiến của tư vấn giám sát.
  4. Nếu có nghi ngờ về dữ liệu địa chất hay thủy văn, có thể yêu cầu một đơn vị thẩm định xác định dữ liệu.
Câu 15:
Những tiêu chuẩn nào dưới đây không dùng cho thi công cọc nhồi và tường vây?
  1. TCVN 9395: 2012 Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
  2. TCVN 4447: 2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu
  3. TCVN 10304: 2014Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
  4. TCVN 9340: 2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu
Câu 16:
Kiểm soát chất lượng khi thi công bê tông cọc khoan nhồi?
  1. Phải kiểm tra chất lượng bê tông phù hợp với chỉ dẫn thiết kế
  2. Thi công đổ bê tông không gián đoạn trong thời gian
  3. Kiểm soát mực đầy của bê tông khi đổ bê tông.
  4. Tất cả các yêu cầu trên
Câu 17:
Khâu chuẩn bị cho công tác hoàn thiện hạng mục công việc gồm những việc gì?
  1. Phải thi công xong các việc làm trước khi hoàn thiện như điện, nước.
  2. Có biên bản nghiệm thu cho các việc đã làm xong.
  3. Phải khắc phục các sai sót các lớp nằm dưới lớp hoàn thiện.
  4. Biên bản nghiệm thu trước đó có nội dung đủ điều kiện cho phép thi công hoàn thiện.
Câu 18:
Cần chuẩn bị cho khâu lắp đặt thiết bị công trình thế nào?
  1. Mọi việc phần xây phải đủ điều kiện để lắp đặt thiết bị.
  2. Phải lập biên bản bàn giao giữa bên xây và bên lắp.
  3. Không được lắp hai loại thiết bị khác nhau trong một buồng, một phạm vi công tác.
  4. Phải có phối hợp trong quy trình lắp đặt thiết bị.
Câu 19:
Khi chiều sâu đặt móng thay đổi, việc đào đất trong các hố móng phải làm từng cấp. Tỷ số giữa chiều cao và chiều dài của mỗi bậc không được nhỏ hơn giá trị sau:
  1. 1:2 ở các đất dính và 1:3 ở các đất không dính.
  2. 2:3 ở các đất dính và 1:2 ở các đất không dính.
  3. 1:1 ở các đất dính và 2:3 ở các đất không dính.
  4. 1:1 ở các đất dính và 1:2 ở các đất không dính.
Câu 20:
Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi gần cọc mới đổ bê tông xong, cần đảm bảo yêu cầu sau:
  1. Tiến hành cách quãng một lỗ khi khoảng cách mép các lỗ < 1.5m và khoan trong đất no nước.
  2. Tiến hành khoan sau 12 giờ khi khoan lỗ giữa hai cọc đã đổ bê tông từ khi kết thúc đổ bê tông.
  3. Tiến hành cách quãng một lỗ khi khoảng cách mép các lỗ < 1.0m và khoan trong đất no nước.
  4. Tiến hành khoan sau 6 giờ khi khoan lỗ giữa hai cọc đã đổ bê tông từ khi kết thúc đổ bê tông.
Câu 21:
Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ chân ống chống tạm phải đảm bảo:
  1. Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công.
  2. Áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công.
  3. Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền.
  4. Áp lực cột dung dịch nhỏ hơn áp lực chủ động của đất nền.
Câu 22:
Sai số cho phép để kiểm tra nghiệm thu công tác chế tạo lồng cốt thép cọc khoan nhồi như sau:
  1. Sai số độ dài lồng thép là ±50mm.
  2. Sai số đường kính lồng thép là ±10mm.
  3. Sai số khoảng cách giữa các cốt chủ là ±10mm.
  4. Các câu trên đều đúng.
Câu 23:
Yêu cầu về bố trí mạch ngừng thi công khi đổ bê tông đáy bể chứa như sau:
  1. Tại vị trí bất kỳ đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
  2. Song song với cạnh ngắn đáy bể đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
  3. Không được để mạch ngừng thi công đối với đáy bể chứa có kích thước lớn nhất ở mặt bằng không quá 20m.
  4. Không được để mạch ngừng thi công đối với mọi loại đáy bể chứa.
Câu 24:
Trước khi xây khối xây vòm, phải kiểm tra chia gạch xây trước lên ván khuôn theo nguyên tắc sau:
  1. Chia từ đỉnh xuống chân, và điều chỉnh cho chẵn viên gạch.
  2. Chia từ đỉnh xuống chân, có thể cắt gạch để đảm bảo kích thước khối xây.
  3. Xây theo thứ tự từ trái qua phải hoặc ngược lại, không cần phải chia trước.
  4. Xây theo thứ tự bất kỳ thuận lợi nhất, tùy kích thước vòm.
Câu 25:
Việc tháo dỡ ván khuôn khối xây vòm phải thực hiện theo trình tự sau:
  1. Khối xây vòm đã đủ cường độ và thời gian theo quy định thì tháo dỡ hẳn ván khuôn.
  2. Tháo nêm hạ toàn bộ ván khuôn xuống 0.1m - 0.15m theo trình tự đối xứng trên toàn vòm, kiểm tra an toàn mới tháo dỡ hẳn.
  3. Khối xây vòm đạt 70% cường độ thiết kế thì tháo dỡ hẳn ván khuôn.
  4. Tháo dỡ hẳn ván khuôn theo trình tự đối xứng trên toàn bộ vòm.
Câu 26:
Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá trong vùng động đất, phải kiểm tra thêm:
  1. Các đai kháng chấn theo từng tầng.
  2. Việc liên kết các tường mỏng và vách mỏng với các tường chịu lực, với khung và với các sàn.
  3. Việc gia cường các tường gạch bằng các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép và đổ tại chỗ.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 27:
Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm phải được dừng thí nghiệm khi xảy ra một trong các hiện tượng sau:
  1. Số đọc cơ sở ban đầu không chính xác.
  2. Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.0 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc.
  3. Độ lún lớn nhất của cọc tại cấp tải trọng 2.5 lần tải thiết kế sau 24 giờ bằng 2% đường kính cọc.
  4. Độ lún dư bằng 5mm.
Câu 28:
Khi kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc khoan nhồi nhà cao tầng bằng công tác thử tĩnh, cọc thí nghiệm được coi là bị phá hoại khi xảy ra một trong các hiện tượng sau:
  1. Kích đồng hồ đo biến dạng bị hư hỏng.
  2. Liên hết giữa hệ thống gia tải, cọc neo không đảm bảo.
  3. Độ lún dư bằng 10mm.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 29:
Cốp pha dầm bê tông có khẩu độ 6m có độ vồng thi công là:
  1. Không được thi công có độ vồng.
  2. 18mm.
  3. 9mm.
  4. 6mm.
Câu 30:
Mặt cắt ngang của tiết diện cột bê tông cốt thép tại vị trí một nửa chiều cao cột có 8 thanh thép tròn gân ø20 chịu lực. Việc nối buộc chồng cốt thép trong trường hợp nào sau đây được phép thực hiện:
  1. Có 4 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.
  2. Có 3 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.
  3. Có 2 thanh thép ø20 được nối trong cùng một mặt cắt.
  4. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 31:
Các đoạn cọc có các khiếm khuyết sau sẽ không được nghiệm thu sử dụng:
  1. Sai lệch chiều dài đoạn cọc là - 20mm
  2. Có vết nứt rộng hơn 0.2mm
  3. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10mm.
  4. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm là 10mm.
Câu 32:
Cọc bê tông cốt thép được thi công bằng búa đóng diesel, độ chối được xác định như sau:
  1. Bằng trị trung bình của loạt 10 nhát sau cùng.
  2. Tiến hành đóng từng nhát để theo dõi độ chối cho mỗi nhát.
  3. Đo độ lún của cọc, tần số đập của búa và áp lực hơi cho từng phút.
  4. Độ lún của cọc ở nhát cuối cùng.
Câu 33:
Kiếm tra giám sát việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc được tiến hành như sau:
  1. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt độ sâu ép cọc theo thiết kế;
  2. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép lớn nhất Pmax;
  3. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin;
  4. Cho từng m chiều dài cọc tới khi đạt lực ép nhỏ nhất Pmin, sau đó ghi chép cho từng 20cm đến khi kết thúc.
Câu 34:
Kiểm tra, nghiệm thu dung dịch bentonite giữ thành hố khoan cọc khoan nhồi được thực hiện như sau:
  1. Chỉ cần thực hiện cho mỗi lô trộn mới.
  2. Kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và độ pH phải được thực hiện cho từng cọc.
  3. Cao độ dung dịch phải bằng cao độ mực nước ngầm.
  4. Không kiểm tra chỉ tiêu tính năng của dung dịch nếu được tái sử dụng không quá 6 tháng.
Câu 35:
Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ đỉnh ống chống tạm phải cao hơn mặt đất hoặc mực nước cao nhất tối thiểu là:
  1. 0.1m.
  2. 0.2m.
  3. 0.3m.
  4. 0.4m.
Câu 36:
Khi khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi, cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn được giữ đảm bảo sao cho:
  1. Áp lực dung dịch khoan luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan.
  2. Áp lực dung dịch khoan luôn nhỏ hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan.
  3. Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 0.5m.
  4. Cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1.0m.
Câu 37:
Kiểm tra chất lượng bê tông cọc khoan nhồi trước khi đổ theo yêu cầu sau:
  1. Mỗi cọc lấy 3 tổ mẫu (3 mẫu/tổ) cho ba phần, đầu, giữa và mũi cọc.
  2. Lấy mẫu theo quy định cứ 20 m3 bê tông/01 tổ mẫu, mỗi tổ 3 mẫu.
  3. Có thể sử dụng các phương pháp siêu âm, tán xạ Gamma, phương pháp động biến dạng nhỏ...
  4. Có thể sử dụng phương pháp khoan lấy lõi.
Câu 38:
Chênh lệch cao độ cho phép giữa hai mép vật liệu lát là gạch ceramic, granite, gạch lát xi măng quy định như sau:
  1. 0.5mm.
  2. 1.0mm.
  3. 1.5mm.
  4. 2.0mm.
Câu 39:
Yêu cầu kiểm tra dung sai cho phép trên mặt láng không được vượt quá giá trị sau:
  1. Dung sai cao độ: 2cm.
  2. Dung sai độ dốc: 0.5%
  3. Dung sai khe hở với thước 3m: 3mm
  4. Các câu trên đều sai.
Câu 40:
Khi kiểm tra giám sát công tác trát vữa tại những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, phải yêu cầu nhà thầu thực hiện như sau:
  1. Gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép, và trùm về hai bên từ 15cm đến 20cm.
  2. Sử dụng cát chế tạo vữa trát có hạt cốt liệu nhỏ hoặc bằng 1.25mm.
  3. Sử dụng xi măng Póoc-lăng có mác từ PC20 đến PC40 để chế tạo vữa.
  4. Trước khi trát phải phun cát, vẫy hoặc phu hồ xi măng.
Câu 41:
Khi kiểm tra công tác trát tường, yêu cầu giám sát chiều dày mỗi lớp trát không được vượt quá giá trị sau:
  1. 15mm
  2. 12mm
  3. 10mm
  4. 8mm
Câu 42:
Khi kiểm tra công tác trát tường, nếu lớp trát dày phải trát thành nhiều lớp, giám sát phải yêu cầu thực hiện biện pháp thi công sau:
  1. Trát liên tục lớp sau ngay sau khi trát xong lớp trước.
  2. Kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo.
  3. Ngay sau khi trát lớp trước, phải phun nước làm ẩm trước khi trát tiếp.
  4. Mỗi lớp trát không được dày quá 12mm.
Câu 43:
Công tác bảo dưỡng mặt trát trong điều kiện nắng nóng và khô hanh phải thực hiện như sau:
  1. Không cần bảo dưỡng
  2. Che chắn tạo mát cho mặt trát.
  3. Sau khi trát 24 giờ nên tiến hành phun ẩm trên mặt trát.
  4. Ngay sau khi trát phải tiến hành tưới nước trên mặt trát.
Câu 44:
Dung sai cho phép của chiều dày lớp vữa trát có yêu cầu chất lượng rất cao so với thiết kế là:
  1. 3mm.
  2. 2mm.
  3. 1mm.
  4. 0.5mm.
Câu 45:
Tần suất kiểm tra độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây gạch đá như sau:
  1. Mỗi tầng kiểm tra một lần.
  2. Kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0.5m đến 0.6m.
  3. Mỗi 5 hàng gạch kiểm tra 1 lần.
  4. Kiểm tra một lần khi được mời nghiệm thu hoàn thành.
Câu 46:
Vữa xây tường và cột gạch phải có độ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:
  1. Từ 5cm đến 9cm.
  2. Từ 9cm đến 13cm.
  3. Từ 13cm đến 17cm.
  4. Chỉ cần quan tâm đến cường độ vữa đạt yêu cầu theo thiết kế.
Câu 47:
Chiều dày của từng mạch vữa ngang trong khối xây gạch phải đảm bảo yêu cầu sau để được nghiệm thu:
  1. Trung bình 15mm.
  2. Từ 10mm đến 20mm.
  3. Từ 5mm đến 10mm.
  4. Từ 8mm đến 12mm.
Câu 48:
Khi kiểm tra bằng thước dài 2m, khe hở giữa thước và bề mặt ốp gạch men phải đảm bảo yêu cầu sau:
  1. Không được lớn hơn 0.5mm.
  2. Không được lớn hơn 1.0mm.
  3. Không được lớn hơn 1.5mm.
  4. Không được lớn hơn 2.0mm.
Câu 49:
Cốp pha thành bên của dầm, cột, tường có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ bao nhiêu ?
  1. 70% cường độ theo mác thiết kế.
  2. 50% cường độ theo mác thiết kế.
  3. 50 N/cm2.
  4. Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, không cần quan tâm đến cường độ.
Câu 50:
Kiểm tra cốt thép sau khi cắt uốn phù hợp với hình dáng kích thước của thiết kế được thực hiện theo các phương án nào?
  1. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 5 thanh bất kỳ để kiểm tra.
  2. Theo từng lô, mỗi lô 100 thanh thép cùng loại, chọn 3 thanh bất kỳ để kiểm tra.
  3. Chọn 5 thanh bất kỳ trong toàn bộ số lượng được mời nghiệm thu để kiểm tra.
  4. Không kiểm tra công việc này, chỉ nghiệm thu toàn bộ cốt thép cấu kiện trước khi đổ bê tông.
Câu 51:
Trường hợp nào sau đây bắt buộc phải tiến hành kiểm tra thí nghiệm xi măng tại hiện trường:
  1. Chỉ thí nghiệm duy nhất một lần khi thiết kế thành phần cấp phối bê tông.
  2. Mỗi lần nghiệm thu vật tư xi măng chở đến cung cấp cho công trường.
  3. Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
  4. Không cần thí nghiệm nếu nhà thầu đã cung cấp đầy đủ chứng chỉ xuất xứ và bộ hồ sơ hợp quy của xi măng.
Câu 52:
Công tác thiết kế thành phần bê tông thông qua phòng thí nghiệm:
  1. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B10 trở lên.
  2. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B15 trở lên.
  3. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B20 trở lên.
  4. Phải thực hiện đối với bê tông có cấp độ bền B25 trở lên.
Câu 53:
Để tránh phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá:
  1. 2,5m.
  2. 2,0m.
  3. 1,5m.
  4. 1,0m.
Câu 54:
Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là:
  1. Đầm liên tục trong 5 phút.
  2. Đầm liên tục trong thời gian do thiết kế quy định.
  3. Hỗn hợp bê tông ổn định không còn sụt xuống.
  4. Vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.
Câu 55:
Một công trình được xây dựng vào mùa khô tại TP.HCM, thời gian bảo dưỡng bê tông không được nhỏ hơn:
  1. 5 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 60% cường độ thiết kế.
  2. 6 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 70% cường độ thiết kế.
  3. 7 ngày đêm và đồng thời bê tông đạt 80% cường độ thiết kế.
  4. Cho đến khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế.
Câu 56:
Mạch ngừng thi công khi đổ bê tông cột nên đặt ở các vị trí sau:
  1. Ở mặt trên của móng.
  2. Ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cầu trục.
  3. Ở mặt trên dầm cầu trục.
  4. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 57:
Kiểm tra độ sụt tại hiện trường của hỗn hợp bê tông thương phẩm được thực hiện như sau:
  1. Kiểm tra trong mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông.
  2. Cứ 20 m3 bê tông lấy một tổ mẫu để kiểm tra.
  3. Chỉ kiểm tra đối với xe bê tông đầu tiên.
  4. Kiểm tra ngẫu nhiên bất cứ lúc nào.
Câu 58:
Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông khung và các kết cấu mỏng (cột, dầm, sàn…) được lấy như sau:
  1. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, mỗi cấu kiện lấy một tổ mẫu.
  2. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, 20 m3 bê tông lấy một tổ mẫu.
  3. Theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu, một xe bê tông thương phẩm lấy một tổ mẫu.
  4. Lấy ngẫu nhiên bất cứ khi nào có nghi ngờ.
Câu 59:
Cường độ bê tông sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi:
  1. Tất cả các viên mẫu đều có cường độ không nhỏ hơn mác thiết kế.
  2. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế.
  3. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn 85% mác thiết kế.
  4. Giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
Câu 60:
Khi nghiệm thu vật liệu đầu vào các loại vật liệu sau đây, bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy mới được phép đưa vào sử dụng trong công trình:
  1. Kính dán nhiều lớp và kính an toàn nhiều lớp.
  2. Xi măng.
  3. Cửa nhôm, cửa gỗ.
  4. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 61:
Bê tông móng mới thi công được phép ngập nước ngầm vào hố móng trong trường hợp sau:
  1. Không được phép ngập nước ngầm, bắt buộc phải bơm ra.
  2. Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 30% cường độ thiết kế.
  3. Được phép ngập trong nước ngầm khi cường độ bê tông móng đạt 70% cường độ thiết kế.
  4. Luôn được phép ngập trong nước ngầm.
Câu 62:
Khi kiểm tra biện pháp thi công cọc của nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát nên lưu ý làm rõ các điều sau:
  1. Dự kiến sự cố và cách xử lý.
  2. Kế hoạch tài chính thi công cọc của nhà thầu.
  3. Dự toán thi công của nhà thầu.
  4. Khả năng đáp ứng công việc của Ban chỉ huy công trường.
Câu 63:
Chỉ bắt đầu được hàn nối các đoạn cọc khi đáp ứng yêu cầu sau:
  1. Kích thước bản mã đúng thiết kế.
  2. Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc nhau.
  3. Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nổi phải tiếp xúc khít nhau.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 64:
Kiểm tra vật liệu cọc bê tông cốt thép tại nơi sản xuất bao gồm các khâu sau:
  1. Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ.
  2. Các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm, cấp phối bê tông, đường kính cốt thép, bước cốt đai.
  3. Lưới thép tăng cường, vành thép bó đầu cọc, và các mối hàn.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 65:
Kiểm tra nghiệm thu thiết bị ép cọc cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
  1. Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
  2. Lực ép của thiết bị đảm bảo không gây ra lực ngang lên cọc.
  3. Chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực và có bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan thẩm quyền cấp.
  4. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 66:
Cọc được công nhận là ép xong khi thỏa mãn các điều kiện sau:
  1. Chiều dài cọc đã ép vào đất không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax (Lmin và Lmax là chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất do thiết kế quy định);
  2. Lực ép trước khi dừng trong khoảng từ Pmin và Pmax (Pmin và Pmax là lực ép nhỏ nhất và lớn nhất do thiết kế quy định)
  3. Phải đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện trên.
  4. Chỉ cần thỏa mãn một trong hai điều kiện trên.
Câu 67:
Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định, thì tư vấn giám sát cần yêu cầu:
  1. Nhà thầu kiểm tra lại quy trình đóng cọc.
  2. Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm PDA, báo đơn vị tư vấn thiết kế xử lý.
  3. Tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và đã xác định nguyên nhân.
  4. Thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu như trên.
Câu 68:
Các nhóm vật liệu sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng trong công trình bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
  1. Kính xây dựng.
  2. Gạch, đá ốp lát.
  3. Cửa sổ, cửa đi.
  4. Các câu trên đều đúng.
Câu 69:
Kiểm tra nghiệm thu lớp nền trước khi thực hiện công tác lát cần đảm bảo yêu cầu:
  1. Mặt lớp nền phải sạch, phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết.
  2. Cao độ phù hợp với vật liệu lát phủ bên trên. Độ dốc lớp nền theo yêu cầu kỹ thuật.
  3. Các bộ phận bị che khuất (chi tiết chôn sẵn, chống thấm, hệ thống kỹ thuật...) phải được nghiệm thu.
  4. Các câu trên đều đúng.
Câu 70:
Kiểm tra giám sát gắn các mốc cao độ lát chuẩn đối với phòng có diện tích lớn như sau:
  1. Có ít nhất 4 mốc tại 4 góc phòng.
  2. Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3m.
  3. Gắn mốc theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 4m.
  4. Không cần gắn mốc, chỉ cần dùng dây căng hoặc thước ni vô kiểm tra thường xuyên.
Câu 71:
Kiểm tra công tác bảo dưỡng mặt lát ở ngoài trời, có vật liệu gắn kết là vữa, được yêu cầu như sau:
  1. Khi thời tiết nắng nóng: Tưới nước giữ ẩm trong 5 ngày.
  2. Phủ lên mặt lát vật liệu chống ẩm từ 1 đến 3 ngày.
  3. Phải có biện pháp che nắng và mưa xối trong 1 đến 3 ngày.
  4. Không cần bảo dưỡng.
Câu 72:
Khi kiểm tra độ đặc chắc và độ bám dính của vật liệu gạch lát, vật liệu láng với lớp nền, nếu đạt yêu cầu như sau sẽ được nghiệm thu:
  1. Khi đi thử lên trên, mặt lát hay láng không rung, không có tiếng kêu.
  2. Không có biểu hiện trượt.
  3. Mặt lát không bị phồng.
  4. Dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, tiếng gõ phải chắc đều ở mọi điểm, không có tiếng bộp.
Câu 73:
Kiểm tra nghiệm thu chất lượng trát bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:
  1. Độ phẳng mặt trát.
  2. Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát.
  3. Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.
  4. Tất cả các chỉ tiêu trên.
Câu 74:
Kiểm tra chỉ tiêu độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát bằng cách sau:
  1. Gõ nhẹ lên mặt trát, tất cả những chỗ bộp phải phá ra làm lại.
  2. Quan sát bằng mắt thường, mặt trát không có vết rạn chân chim, vữa chảy, vết hằn dụng cụ trát...
  3. Sử dụng thiết bị chuyên ngành để thí nghiệm kiểm tra.
  4. Kiểm tra theo trình tự thi công, không cần kiểm tra sau khi đã thi công hoàn thành.
Câu 75:
Kiểm tra công tác lắp dựng giàn giáo, ván khuôn để xây tường theo yêu cầu sau:
  1. Không dùng loại giàn giáo chống, dựa vào tường đang xây.
  2. Không bắc ván lên tường mới xây.
  3. Giàn giáo phải cách tường đang xây ít nhất 5cm.
  4. Tất cả các yêu cầu trên.
Câu 76:
Kiểm tra giám sát khối xây gạch phải đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật thi công như sau:
  1. Đúng khối lượng được duyệt.
  2. Đúng tiến độ thi công được duyệt.
  3. Ngang - bằng; Đứng - thẳng; Góc - vuông; Mạch không trùng; Thành một khối đặc chắc.
  4. Các câu trên đều đúng.
Câu 77:
Các hàng gạch đặt ngang trong khối xây phải đảm bảo yêu cầu sau:
  1. Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng).
  2. Xây ở cao trình đỉnh cột, tường.
  3. Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (gờ, mái đua…).
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 78:
Khi nghiệm thu công tác thi công kết cấu gạch đá, phải kiểm tra một trong những việc sau:
  1. Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch ngang.
  2. Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn.
  3. Tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được sử dụng.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 79:
Khi lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp cho đô thị, bên cạnh các tiêu chí về thành phần tính chất của nước thô, công suất của trạm cấp nước, yêu cầu chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo quy định, cần căn cứ vào các tiêu chí nào khác?
  1. Yêu cầu tiết kiệm diện tích.
  2. Yêu cầu tiết kiệm diện tích, chi phí đầu tư và vận hành.
  3. Yêu cầu tiết kiệm năng lượng.
  4. Yêu cầu tiết kiệm diện tích và năng lượng.
Câu 80:
Trong dây chuyền công nghệ khử sắt trong nước, khi nào phải sử dụng bể lắng tiếp xúc?
  1. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng nhỏ hơn 15 mg/l
  2. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng lớn hơn 15 mg/l
  3. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng nhỏ hơn 20 mg/l
  4. Khi hàm lượng cặn lớn nhất sau làm thoáng lớn hơn 20 mg/l
Câu 81:
Diện tích tối thiểu khu đất xây dựng trạm xử lý nước công suất từ 60.000-120.000 m3/ngđ được dự báo trong quy hoạch cấp nước là bao nhiêu ha?
  1. 3 ha
  2. 4 ha
  3. 5 ha
  4. 6 ha
Câu 82:
Cấp công trình cấp I của trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) được quy định có công suất như thế nào?
  1. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
  2. Lớn hơn hoặc bằng 40.000 m3/ngđ
  3. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
  4. Lớn hơn hoặc bằng 60.000 m3/ngđ
Câu 83:
Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến ống cấp nước có đường kính trong 1000mm với tổng chiều dài tuyến ống là 950m, cấp công trình của tuyến ống cấp nước là cấp nào?
  1. Cấp đặc biệt
  2. Cấp I
  3. Cấp II
  4. Cấp III
Câu 84:
Trạm bơm cấp I bơm nước mặt có phân đợt xây dựng thì phân đợt như thế nào?
  1. Phần nhà trạm được xây cho từng giai đoạn, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn.
  2. Phần nhà trạm được xây cho hai giai đoạn ngay từ đợt đầu, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn.
  3. Phần nhà trạm được xây cho hai giai đoạn ngay từ đợt đầu, phần thiết bị lắp đặt cho cả hai giai đoạn.
  4. Phần nhà trạm xây cho từng giai đoạn, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn.
Câu 85:
Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, phải bố trí ngăn tách khí khi sử dụng công trình nào?
  1. Bể tạo bông có lớp cặn lơ lửng, bể lắng đứng, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng,
  2. Bể tạo bông kiểu vách ngăn, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, bể lọc tiếp xúc,
  3. Bể tạo bông có lớp cặn lơ lửng, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, bể lọc tiếp xúc
  4. Bể tạo bông kiểu vách ngăn, Bể tạo bông có lớp cặn lơ lửng, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng
Câu 86:
Khi khử trùng nước bằng clo hoặc các hợp chất chứa clo trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, hàm lượng clo dư được quy định như thế nào?
  1. Lớn hơn 0,5 mg/l trên toàn bộ mạng lưới
  2. Lớn hơn 0,5 mg/l ở đầu mạng lưới cấp nước và không nhỏ hơn 0,3 mg/l ở cuối mạng lưới
  3. Nhỏ hơn 0,5 mg/l trên toàn bộ mạng lưới ở đầu mạng lưới cấp nước và không nhỏ hơn 0,3 mg/l ở cuối mạng lưới
  4. Nhỏ hơn 0,5 mg/l trên toàn bộ mạng lưới
Câu 87:
Trong trạm định lượng Clo, phải thiết kế hệ thống thông gió cơ khí hoạt động thường xuyên với số lần thay đổi không khí là bao nhiêu lần trong 1 giờ.
  1. 4 lần/h
  2. 6 lần/h
  3. 10 lần/h
  4. 12 lần/h
Câu 88:
Độ sâu đặt ống cấp nước dưới đất (tính từ mặt đất đến đỉnh ống) được quy định như thế nào?
  1. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,6 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,0 m.
  2. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,7 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,0 m.
  3. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,8 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,0 m.
  4. Khi D ≤ 300 mm: không nhỏ hơn 0,8 m; khi D > 300 mm: không nhỏ hơn 1,2 m
Câu 89:
Trong thiết kế mạng lưới cấp nước đô thị, đối với mạng lưới xây mới hoàn toàn, áp lực tối thiểu cần thiết tại các điểm nút chính (mạng cấp 1) là bao nhiêu m?
  1. 10 m
  2. 12 m
  3. 15 m
  4. 20 m
Câu 90:
Đối với mạng lưới cấp nước đô thị, áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy phải đảm bảo tối thiểu là bao nhiêu m?
  1. ≥ 10m
  2. ≥12m
  3. ≥15m
  4. ≥20m
Câu 91:
Trạm bơm cấp II bơm nước sạch sử dụng biến tần, trong giờ dùng nước ít, số vòng quay của máy bơm không được giảm đến dưới bao nhiêu % số vòng quay định mức
  1. 40%
  2. 50%
  3. 60%
  4. 70%
Câu 92:
Cấp công trình cấp I của nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (bao gồm cả công trình xử lý bùn cặn) được quy định có tổng công suất bao nhiêu m3/ngđ?
  1. Lớn hơn hoặc bằng 10.000 m3/ngđ
  2. Lớn hơn hoặc bằng 20.000 m3/ngđ
  3. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
  4. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
Câu 93:
Cấp công trình cấp I của tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch có tổng chiều dài lớn hơn 1.000m) được quy định về đường kính trong của ống như thế nào?
  1. Lớn hơn hoặc bằng 800 mm
  2. Lớn hơn hoặc bằng 1.000 mm
  3. Lớn hơn hoặc bằng 1.200 mm
  4. Lớn hơn hoặc bằng 1.500 mm
Câu 94:
Sắp xếp thứ tự các công trình chính của hệ thống cấp nước cho đúng:
  1. Khai thác, điều hoà, xử lý nước, vận chuyển và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước.
  2. Khai thác, điều hoà, vận chuyển, xử lý nước và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước.
  3. Khai thác, vận chuyển, điều hoà, xử lý nước và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước.
  4. Khai thác, xử lý nước, điều hòa, vận chuyển và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước.
Câu 95:
Khi độ dao động mực nước các mùa từ 6 m trở lên phải bố trí 2 hàng cửa thu nước ở độ cao khác nhau. Khoảng cách theo chiều cao giữa 2 hàng cửa tối thiểu là:
  1. 2 m
  2. 3 m
  3. 4 m
  4. 5 m
Câu 96:
Việc bố trí ống hút của trạm bơm cấp nước, số lượng ống hút chung phải ít nhất là 2 ống. Trạm bơm cho phép đặt 1 ống hút có công suất?
  1. Nhỏ hơn 1 000 m3/ngày
  2. Nhỏ hơn 3 000 m3/ngày
  3. Nhỏ hơn 5 000 m3/ngày
  4. Nhỏ hơn 10 000 m3/ngày
Câu 97:
Việc bố trí ống đẩy của trạm bơm cấp nước, phải bảo đảm ít nhất có 2 ống đẩy chung, trong trường hợp nào cho phép bố trí 1 ống đẩy chung?
  1. Khi công suất nhỏ hơn 1 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
  2. Khi công suất nhỏ hơn 3 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
  3. Khi công suất nhỏ hơn 5 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
  4. Khi công suất nhỏ hơn 10 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều nhà máy cùng cấp nước vào mạng lưới
Câu 98:
Diện tích mặt bằng của trạm bơm giếng khoan tối thiểu là bao nhiêu m2
  1. 8 m2
  2. 12 m2
  3. 16 m2
  4. 20 m2
Câu 99:
Phải xử lý nước rửa lọc khi trạm/ nhà máy xử lý nước cấp có công suất từ bao nhiêu m3/ngđ trở lên?
  1. Công suất từ 3 000 m3/ngđ
  2. Công suất từ 5 000 m3/ngđ
  3. Công suất từ 10 000 m3/ngđ
  4. Công suất từ 30 000 m3/ngđ
Câu 100:
Khi nào công trình đơn vị trong trạm xử lý nước cấp tối thiểu phải có 2 đơn nguyên?
  1. Khi công suất trạm từ 1.000 m3/ngđ trở lên
  2. Khi công suất trạm từ 2.000 m3/ngđ trở lên
  3. Khi công suất trạm từ 3.000 m3/ngđ trở lên
  4. Khi công suất trạm từ 5.000 m3/ngđ trở lên
Câu 101:
Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng đối với dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp được quy định:
  1. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 12 mg/l
  2. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 15 mg/l
  3. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 20 mg/l
  4. Hàm lượng cặn trong nước sau bể lắng không được vượt quá 30 mg/l
Câu 102:
Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, quy định phải xây dựng công trình lắng sơ bộ trong trường hợp:
  1. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 1 000 mg/l
  2. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 1 500 mg/l
  3. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 2 000 mg/l
  4. Nước có hàm lượng cặn lớn hơn 2 500 mg/l
Câu 103:
Giới hạn tốc độ lọc tính toán trong bể lọc chậm là:
  1. Từ 0,05 - 0,1 m/h
  2. Từ 0,1 - 0,3 m/h
  3. Từ 0,3 - 0,5 m/h
  4. Từ 0,5 - 1,0 m/h
Câu 104:
Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp, chiều cao lớp nước trên bề mặt lớp lọc của bể lọc nhanh trọng lực được quy định:
  1. Tối thiểu là 0,8 m
  2. Tối thiểu là 1,0 m
  3. Tối thiểu là 1,2 m
  4. Tối thiểu là 1,5 m
Câu 105:
Ở chế độ làm việc bình thường của bể lọc nhanh trọng lực với vật liệu lọc cát thạch anh được thiết kế với tốc độ lọc là:
  1. 0,5 - 5 m/h
  2. 5 - 10 m/h
  3. 10 - 15 m/h
  4. 15 - 30 m/h
Câu 106:
Trong bể lọc nhanh trọng lực, hệ thống phân phối bằng chụp lọc được thiết kế khi áp dụng biện pháp rửa bằng nước kết hợp với không khí, số lượng chụp lọc được quy định như thế nào?
  1. Không dưới 40 cái/m2 diện tích lọc của bể
  2. Không dưới 50 cái/m2 diện tích lọc của bể
  3. Không dưới 60 cái/m2 diện tích lọc của bể
  4. Không dưới 90 cái/m2 diện tích lọc của bể
Câu 107:
Đường ống cấp nước đặt qua sông, kênh, rạch phải đặt sâu hơn đáy sông, kênh rạch bao nhiêu m?
  1. Ít nhất là 0,3 m
  2. Ít nhất là 0,5 m
  3. Ít nhất là 1,0 m
  4. Ít nhất là 1,5 m
Câu 108:
Đường ống dẫn cấp nước và mạng lưới phải đặt dốc về phía van xả cặn với độ dốc được quy định:
  1. Không nhỏ hơn 0,001
  2. Không nhỏ hơn 0,002
  3. Không nhỏ hơn 0,003
  4. Không nhỏ hơn 0,005
Câu 109:
Khi nào bể mê tan phải được xem xét như một phương án để phân hủy cặn lắng của nước thải?
  1. Khi trạm XLNT có công suất từ 5 000 m3/ngđ trở lên
  2. Khi trạm XLNT có công suất từ 6 000 m3/ngđ trở lên
  3. Khi trạm XLNT có công suất từ 7 000 m3/ngđ trở lên
  4. Khi trạm XLNT có công suất từ 8 000 m3/ngđ trở lên
Câu 110:
Đối với bãi lọc cát sỏi, hào lọc và bãi lọc ngập nước trồng cây để XLNT, chiều dày lớp đất không bão hòa (tính từ đáy bãi lọc đến mực nước ngầm cao nhất) là bao nhiêu m đối với đất cát, mùn, cát pha?
  1. 1,0 m
  2. 1,5 m
  3. 2,0 m
  4. > 2,5 m
Câu 111:
Trong trạm/nhà máy XLNT, đối với mương ôxy hóa tuần hoàn, lượng bùn hoạt tính dư được xác định trong khoảng là:
  1. 0,2-0,3 kg/kg BOD5
  2. 0,3-0,4 kg/kg BOD5
  3. 0,4-0,5 kg/kg BOD5
  4. 0,5-0,6 kg/kg BOD5
Câu 112:
Cấp công trình cấp I của trạm bơm nước mưa (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) được quy định có tổng công suất bao nhiêu m3/ngđ?
  1. Lớn hơn hoặc bằng 20.000 m3/ngđ
  2. Lớn hơn hoặc bằng 25.000 m3/ngđ
  3. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
  4. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
Câu 113:
Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến cống thoát nước thải có đường kính trong 1000mm với tổng chiều dài tuyến cống là 900m, cấp công trình của tuyến cống thoát nước là cấp nào?
  1. Cấp đặc biệt
  2. Cấp I
  3. Cấp II
  4. Cấp III
Câu 114:
Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước mưa, cống thoát nước chung ngoài đường phố?
  1. 300 mm
  2. 400 mm
  3. 450 mm
  4. 500 mm
Câu 115:
Độ dốc tối thiểu của rãnh thoát nước mưa bên đường.
  1. Không nhỏ hơn 0,002
  2. Không nhỏ hơn 0,003
  3. Không nhỏ hơn 0,004
  4. Không nhỏ hơn 0,005
Câu 116:
Trong trường hợp đặc biệt, khi trạm xử lý nước thải (XLNT) hoặc sân phơi bùn bắt buộc phải đặt ở đầu hướng gió chính của đô thị, khoảng cách an toàn về môi trường phải tăng lên tối thiểu bao nhiêu lần so với khi Trạm XLNT đặt ở cuối hướng gió chính?
  1. 1,2 lần
  2. 1,5 lần
  3. 1,8 lần
  4. 2 lần
Câu 117:
Trong trạm/nhà máy XLNT, chiều sâu hồ sinh học hiếu khí làm thoáng cưỡng bức được quy định thế nào?
  1. Không dưới 3 m
  2. Không dưới 4 m
  3. Không quá 3 m
  4. Không quá 4 m
Câu 118:
Trong trạm bơm nước thải, khi nào ngăn thu cần chia ra 2 ngăn (nhưng không làm tăng thể tích chung)
  1. Trạm bơm công suất lớn hơn 60.000 m3/ngđ
  2. Trạm bơm công suất lớn hơn 80.000 m3/ngđ
  3. Trạm bơm công suất lớn hơn 100.000 m3/ngđ
  4. Trạm bơm công suất lớn hơn 120.000 m3/ngđ
Câu 119:
Trong trạm/nhà máy XLNT, thể tích ngăn thu của trạm bơm cặn tươi, cặn đã lên men hoặc bùn hoạt tính xác định theo khối lượng bùn cần xả ra từ những nguồn nào?Bể nén bùn phải được bố trí trong các công trình xử lý nước thải có?
  1. Bể mê tan
  2. Bể lọc sinh học
  3. Hồ sinh học
  4. Bể aeroten
Câu 120:
Trong trạm/nhà máy XLNT, khi công suất của trạm bơm không khí là bao nhiều thì cần ít nhất 2 máy làm việc?
  1. 3.000 m3/h
  2. 4.000 m3/h
  3. 5.000 m3/h
  4. 6.000 m3/h
Câu 121:
Trong trạm/nhà máy XLNT, bể điều hòa khuấy trộn cơ khí được sử dụng khi nào?
  1. Khi hàm lượng chất lơ lửng trên 200 mg/l với chế độ nước vào bể bất kỳ
  2. Khi hàm lượng chất lơ lửng trên 300 mg/l với chế độ nước vào bể bất kỳ
  3. Khi hàm lượng chất lơ lửng trên 400 mg/l với chế độ nước vào bể bất kỳ
  4. Khi hàm lượng chất lơ lửng trên 500 mg/l với chế độ nước vào bể bất kỳ
Câu 122:
Cấp công trình cấp I của công trình xử lý nước thải được quy định có tổng công suất bao nhiêu m3/ngđ?
  1. Lớn hơn hoặc bằng 10.000 m3/ngđ
  2. Lớn hơn hoặc bằng 20.000 m3/ngđ
  3. Lớn hơn hoặc bằng 30.000 m3/ngđ
  4. Lớn hơn hoặc bằng 50.000 m3/ngđ
Câu 123:
Cấp công trình cấp I của tuyến cống thoát nước mưa, cống chung có tổng chiều dài lớn hơn 1.000m được quy định về đường kính trong của cống như thế nào?
  1. Lớn hơn hoặc bằng 2.000 mm
  2. Lớn hơn hoặc bằng 1.500 mm
  3. Lớn hơn hoặc bằng 1.200 mm
  4. Lớn hơn hoặc bằng 1.000 mm
Câu 124:
Hệ thống thoát nước phải phù hợp các yếu tố:
  1. Quy mô đô thị, yêu cầu vệ sinh,
  2. Yêu cầu vệ sinh, điều kiện tự nhiên,
  3. Hiện trạng đô thị và hiện trạng hệ thống thoát nước.
  4. Quy mô đô thị, yêu cầu vệ sinh, điều kiện tự nhiên, hiện trạng đô thị và hiện trạng hệ thống thoát nước.
Câu 125:
Khi lựa chọn hệ thống thoát nước, các khu đô thị xây dựng mới phải xây dựng
  1. Hệ thống thoát nước nửa riêng
  2. Hệ thống thoát nước chung
  3. Hệ thống thoát nước riêng
  4. Hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng
Câu 126:
Lượng nước thải sinh hoạt thu gom được so với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt?
  1. Phải đạt ≥60%
  2. Phải đạt ≥70%
  3. Phải đạt ≥80%
  4. Phải đạt ≥90%
Câu 127:
Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước thải ngoài đường phố?
  1. 100 mm
  2. 150 mm
  3. 200 mm.
  4. 250 mm
Câu 128:
Vận tốc tính toán nhỏ nhất trong mạng lưới thoát nước tự chảy đối với các loại kích thước ống, cống, kênh, mương khác nhau được quy định:
  1. 0,5 - 1,3 m/s
  2. 0,7 - 1,3 m/s
  3. 0,7 - 1,5 m/s
  4. 0,8 - 1,6 mm/s
Câu 129:
Độ đầy của ống thoát nước thải có D = 200 - 300 mm?
  1. Không quá 0,6 D
  2. Không quá 0,65 D
  3. Không quá 0,7 D
  4. Không quá 0,75 D
Câu 130:
Độ sâu chôn ống nhỏ nhất đối với tất cả các loại đường kính ống (tính từ cao độ mặt đường đến đỉnh ống) tại khu vực có xe cơ giới qua lại?
  1. 0,3 m
  2. 0,5 m
  3. 0,7 m
  4. 0,9 m
Câu 131:
Cống có đường kính nhỏ hơn hay bằng 800 mm, kích thước bên trong giếng thăm là:
  1. D = 700 mm hoặc 700 x 700 mm
  2. D = 800 mm hoặc 800 x 800 mm
  3. D = 900 mm hoặc 900 x 900 mm;
  4. D = 1 000 mm hoặc 1 000 x 1 000 mm;
Câu 132:
Trạm/nhà máy XLNT phải xây dựng bể lắng cát khi nào?
  1. Có công suất ≥ 100 m3/ngày đêm
  2. Có công suất ≥ 500 m3/ngày đêm
  3. Có công suất ≥ 1000 m3/ngày đêm
  4. Có công suất bất kỳ.
Câu 133:
Trong trạm/nhà máy XLNT phải bố trí thiết bị thu dầu mỡ khi nào?
  1. Nồng độ dầu mỡ lớn hơn 50 mg/l.
  2. Nồng độ dầu mỡ lớn hơn 100 mg/l.
  3. Nồng độ dầu mỡ lớn hơn 150 mg/l.
  4. Nồng độ dầu mỡ lớn hơn 200 mg/l.
Câu 134:
Trong trạm/nhà máy XLNT, thời gian lưu thủy lực trong bể điều hòa lưu lượng và nồng độ?
  1. Không dưới 6 giờ
  2. Không dưới 12 giờ
  3. Không dưới 18 giờ
  4. Không dưới 24 giờ
Câu 135:
Trong trạm/nhà máy XLNT, nồng độ chất rắn lơ lửng của dòng nước thải trước khi vào các công trình xử lý sinh học được quy định thế nào?
  1. Dưới 150 mg/l
  2. Dưới 200 mg/l
  3. Dưới 250 mg/l
  4. Dưới 300 mg/l
Câu 136:
Trong trạm/nhà máy XLNT, thời gian tuyển nổi cần thiết trong thiết bị hay bể tuyển nổi?
  1. Không dưới 15 phút
  2. Không dưới 20 phút
  3. Không dưới 25 phút
  4. Không dưới 30 phút
Câu 137:
Giếng thăm của mạng lưới thoát nước, chiều cao phần công tác của giếng (tính từ sàn công tác tới dàn đỡ cổ giếng) được quy định:
  1. ≥ 1,2 m
  2. ≥ 1,5 m
  3. ≥ 1,8 m
  4. ≥ 2,0 m
Câu 138:
Trong trạm/nhà máy XLNT, nên tái sinh bùn hoạt tính cho bể aeroten đẩy trong trường hợp nào?
  1. Khi BOD5 của nước thải đưa vào bể aeroten lớn hơn 150 mg/l (1)
  2. Nước thải sản xuất có các chất khó ôxy hóa sinh hóa (2)
  3. Nước thải chỉ được xử lý sinh học không hoàn toàn (3)
  4. Tất cả các trường hợp (1), (2), (3)
Câu 139:
Phải lắp đặt hệ thống thu khí bãi rác khi đóng ô chôn lấp chất thải rắn thông thường có quy mô lớn hơn hoặc bằng bao nhiêu T/năm?
  1. 45.000
  2. 55.000
  3. 65.000
  4. 75.000
Câu 140:
Đối với lò đốt chất thải rắn thông thường phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường tuân thủ theo quy chuẩn nào?
  1. QCVN 02:2012/BTNMT
  2. QCVN 07:2009/BTNMT
  3. QCVN 25:2009/BTNMT
  4. QCVN 30:2012/BTNMT
Câu 141:
Tỷ lệ sử dụng đất tối đa đối với khu lò đốt trong cơ sở đốt chất thải rắn là?
  1. 40 %
  2. 50 %
  3. 60 %
  4. 70 %
Câu 142:
Khoảng cách ATMT nhỏ nhất giữa bãi chôn lấp chất thải rắn vô cơ đến chân các công trình xây dựng khác là bao nhiêu mét?
  1. Lớn hơn hoặc bằng 50 m
  2. Lớn hơn hoặc bằng 100 m
  3. Lớn hơn hoặc bằng 150 m
  4. Lớn hơn hoặc bằng 200 m
Câu 143:
Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường, có công suất xử lý từ 50 tấn/ngày đêm đến 200 tấn/ngày đêm thuộc loại công trình cấp nào?
  1. Cấp đặc biệt
  2. Cấp I
  3. Cấp II
  4. Cấp III
Câu 144:
Đối với công trình quản lý chất thải rắn phải phù hợp với những quy hoạch nào?
  1. Quy hoạch xây dựng
  2. Quy hoạch đô thị
  3. Quy hoạch chuyên ngành
  4. Cả 03 loại quy hoạch trên
Câu 145:
Tỷ lệ sử dụng đất tối đa đối với khu chứa + phân loại chất thải rắn trước khi tái chế trong cơ sở tái chế chất thải rắn là bao nhiêu?
  1. 40 %
  2. 50 %
  3. 60 %
  4. 70 %
Câu 146:
Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng công nghệ chôn lấp không vượt quá bao nhiêu % tổng lượng chất thải rắn được thu gom
  1. Không vượt quá 15%
  2. Không vượt quá 20 %
  3. Không vượt quá 25%
  4. Không vượt quá 30%
Câu 147:
Đối với đô thị loại đặc biệt và loại I, lượng chất thải rắn phát sinh trên đầu người đạt bao nhiêu kg/người.ngày
  1. 1,3
  2. 1
  3. 0,9
  4. 0,8
Câu 148:
Tỷ lệ sử dụng đất tối thiểu đối với đất cây xanh, mặt nước trong các cơ sở xử lý chất thải rắn là bao nhiêu phần trăm?
  1. Tối thiểu 10%
  2. Tối thiểu 15%
  3. Tối thiểu 20%
  4. Tối thiểu 25%
Câu 149:
Tỷ lệ sử dụng đất tối đa đối với khu xử lý + bãi ủ + kho chứa sản phẩm trong cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học là bao nhiêu?
  1. 40 %
  2. 50 %
  3. 60 %
  4. 70 %
Câu 150:
Tỷ lệ sử dụng đất tối thiểu đối với đất giao thông trong các cơ sở xử lý chất thải rắn là bao nhiêu phần trăm?
  1. Tối thiểu 10%
  2. Tối thiểu 15%
  3. Tối thiểu 20%
  4. Tối thiểu 25%
Câu 151:
Đối với trạm trung chuyển chất thải rắn phải đảm bảo các yêu cầu nào sau đây?
  1. Về phòng chống cháy, nổ
  2. Về thu gom và xử lý nước thải
  3. Về khử mùi
  4. Cả ba yêu cầu trên
Câu 152:
Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình trong khu liên hợp xử lý chất thải rắn (khu tiếp nhận, khu phân loại, khu tái chế, khu xử lý sinh học, lò đốt) đến bãi chôn lấp là bao nhiêu m?
  1. 50
  2. 100
  3. 200
  4. 300
Câu 153:
Tỷ lệ sử dụng đất tối đa đối với khu điều hành trong các cơ sở xử lý chất thải rắn là bao nhiêu phần trăm?
  1. Tối đa 15%
  2. Tối đa 20%
  3. Tối đa 25%
  4. Tối đa 30%
Câu 154:
Cơ sở xử lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất bao gồm những gì?
  1. Bao gồm đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị xử lý chất thải rắn
  2. Bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây truyền công nghệ xử lý chất thải rắn
  3. Bao gồm đất đai, nhà xưởng và các công trình khác phục vụ cho việc xử lý chất thải rắn
  4. Bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây truyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn
Câu 155:
Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là gì?
  1. Là bãi chôn lấp chất thải rắn được thiết kế hợp vệ sinh
  2. Là bãi chôn lấp chất thải rắn được xây dựng và quản lý vận hành một cách hiệu quả
  3. Là bãi chôn lấp chất thải rắn được thiết kế và xây dựng đồng bộ
  4. Là bãi chôn lấp chất thải rắn được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành hợp kỹ thuật vệ sinh để chôn lấp chất thải rắn
Câu 156:
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn là gì?
  1. Là các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn
  2. Là các hạng mục công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn
  3. Là các hạng mục công trình xử lý và bãi chôn lấp chất thải rắn
  4. Là tổ hợp của một số hoặc nhiều hạng mục công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn
Câu 157:
Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học được áp dụng đối với loại chất thải rắn nào?
  1. Chất thải rắn vô cơ
  2. Chất thải rắn hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học
  3. Chất thải rắn có thể tái chế
  4. Chất thải rắn có thể tái sử dụng
Câu 158:
Quy mô của khu liên hợp xử lý chất thải rắn được xác định như thế nào?
  1. Xác định theo khối lượng chất thải rắn tiếp nhận
  2. Xác định theo khối lượng chất thải rắn tiếp nhận và xử lý
  3. Xác định theo quy hoạch xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt
  4. Xác định theo quy hoạch xử lý chất thải rắn, dựa trên cơ sở khối lượng của các loại chất thải rắn cần được xử lý, công nghệ áp dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải rắn
Câu 159:
Việc thu gom phân bùn từ các bể tự hoại nhà vệ sinh công cộng không quá bao nhiêu lâu?
  1. 6 tháng
  2. 12 tháng
  3. 15 tháng
  4. 18 tháng
Câu 160:
Chất thải rắn nguy hại phải được phân loại, thu gom và xử lý như thế nào?
  1. Phân loại, thu gom và xử lý chung
  2. Phân loại, thu gom và xử lý riêng
  3. Phân loại, thu gom riêng và xử lý chung
  4. Phân loại, thu gom chung và xử lý riêng
Câu 161:
Công trình quản lý chất thải rắn bao gồm những hạng mục nào?
  1. Bao gồm trạm trung chuyển chất thải rắn, điểm tập kết chất thải rắn
  2. Bao gồm cơ sở xử lý chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn
  3. Bao gồm trạm trung chuyển chất thải rắn và bùn thải
  4. Bao gồm trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn và bùn thải (tái chế, đốt, chôn lấp hoặc các loại hình công nghệ xử lý khác)
Câu 162:
Các đối tượng áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng (QCVN 07-2016/BXD) bao gồm những đối tượng nào?
  1. Áp dụng đối với các cá nhận, tập thể trong và ngoài nước
  2. Áp dụng đối với tổ chức trong nước
  3. Áp dụng đối với cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài
  4. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng
Câu 163:
Chất thải rắn là gì?
  1. Là chất thải phát trinh trong quá trình sinh hoạt của con người
  2. Là chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt của con người
  3. Là chất thải ở thể rắn phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người
  4. Là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
Câu 164:
Chất thải rắn thông thường là gì?
  1. Là chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người
  2. Là chất thải phát sinh trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh của con người
  3. Là chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của con người
  4. Là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
Câu 165:
Chất thải rắn sinh hoạt là gì?
  1. Là chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người
  2. Là chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, dịch vụ của con người
  3. Là chất thải rắn phát sinh trong hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của con người
  4. Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
Câu 166:
Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới địa điểm nào?
  1. Để vận chuyển đến điểm tập kết chất thải rắn
  2. Để vận chuyển đến trạm trung chuyển chất thải rắn
  3. Để vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải rắn
  4. Để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Câu 167:
Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo các điều kiện gì?
  1. Phải bảo đảm không được rơi vãi
  2. Phải bảo đảm không gây bốc mùi
  3. Phải bảo đảm không làm nước rò rỉ
  4. Phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.
Câu 168:
Chất thải rắn công nghiệp là?
  1. Là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người
  2. Là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của con người
  3. Là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của con người
  4. Là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.