Pháp luật riêng - Thiết kế cơ - điện công trình - Hệ thống điện Thiết kế cơ - điện công trình - Hệ thống điện - Hạng II

Hướng dẫn ôn tập


1. Bạn có 3 mục cần ôn tập
  • Pháp luật chung
  • Pháp luật riêng
  • Câu hỏi chuyên môn
2. Bạn hãy chọn từng phần để ôn

Ôn tập

Thi thử

Câu 1:
Khi thiết kế, lắp đặt công trình điện lực, cần lưu ý quy định chung về an toàn đối với thiết bị điện và công trình điện lực gồm những nội dung nào?
  1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.
  2. Phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: An toàn về điện; An toàn về xây dựng; An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp ;An toàn về phòng, chống cháy nổ; Các quy định về bảo vệ môi trường.
  3. Phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao áp.
  4. Nội dung a và b.
Câu 2:
Anh chị hiểu như thế nào là công trình điện lực?
  1. Là là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện; điều độ hệ thống điện, mua bán điện; Hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.
  2. Là là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.
  3. Hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.
  4. Nội dung b và c.
Câu 3:
Quy định về bảo vệ an toàn trạm điện gồm những nội dung nào?
  1. Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng các loại cây cao hơn 2 mét trong hành lang bảo vệ an toàn trạm điện; không xâm phạm đường ra vào của trạm;
  2. Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm.
  3. Cả nội dung a và b.
  4. Chỉ nội dung a.
Câu 4:
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 4 Điều 51 Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải đáp ứng như thế nào sau đây:
  1. Đến 6m đối với cấp điện áp 110kV.
  2. Đến 6m đối với cấp điện áp 220kV.
  3. Đến 4m đối với cấp điện áp 35kV.
  4. Đáp án a, b và c đều đúng.
Câu 5:
Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo công trình điện lực và các công trình khác bao gồm những nội dung nào:
  1. Khi xây dựng, cải tạo và mở rộng công trình công cộng hoặc công trình khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện, chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị điện lực để giải quyết.
  2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với đơn vị điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
  3. Khi tu sửa, cải tạo, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị điện và công trình điện lực có khả năng ảnh hưởng đến công trình công cộng hoặc công trình khác thì đơn vị điện lực phải phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết.
  4. Nội dung a và c.
Câu 6:
Trong hoạt động xây dựng có các loại hình khảo sát xây dựng nào?
  1. Khảo sát địa hình
  2. Khảo sát địa chất công trình
  3. Khảo sát địa chất thủy văn
  4. Bao gồm cả 3 loại hình nêu tại a, b và c
Câu 7:
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với các nội dung nào sau đây?
  1. Loại và nhóm dự án đầu tư xây dựng
  2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình
  3. Chủ trương đầu tư xây dựng
  4. Loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát và bước thiết kế
Câu 8:
Chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung nào sau đây?
  1. Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng
  2. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm;
  3. Theo dõi, kiểm tra công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
  4. Tất cả các nội dung trên
Câu 9:
Thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?
  1. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng
  2. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường
  3. Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan
  4. Cả 3 yêu cầu nêu tại a, b và c
Câu 10:
Thiết kế, dự toán xây dựng công trình triển khai sau thiết kế cơ sở gồm những nội dung chủ yếu gì?
  1. Phương án kiến trúc, phương án công nghệ (nếu có)
  2. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu
  3. Dự toán xây dựng
  4. Bao gồm cả 3 nội dung nêu tại a, b và c
Câu 11:
Trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định. Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện như thế nào là đúng sau đây ?
  1. Với toàn bộ các công trình;
  2. Với từng công trình của dự án hoặc bộ phận công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
  3. Có thể thực hiện a hoặc b;
  4. Các đáp án trên đều sai.
Câu 12:
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, trong trường hợp thiết kế 2 bước?
  1. Người quyết định đầu tư
  2. Chủ đầu tư
  3. Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban QLDA khu vực
  4. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư
Câu 13:
Trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với trường hợp nào sau đây?
  1. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
  2. Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở
  3. Cả trường hợp a và b
  4. Không thẩm trường hợp nào ở trên
Câu 14:
Tổ chức nào không được thực hiện thẩm tra thiết kế, dự toán công trình X?
  1. Tổ chức đã thiết kế xây dựng công trình X
  2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng
  3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc chủ đầu tư
  4. Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình X
Câu 15:
Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp nào sau đây?
  1. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình
  2. Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở
  3. Cả trường hợp a và b
  4. Không trường hợp nào ở trên
Câu 16:
Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm nội dung nào sau đây?
  1. Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án;
  2. Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  3. Bao gồm cả a và b
  4. Không bao gồm các nội dung trên
Câu 17:
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp nào sau đây ?
  1. Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế
  2. Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế
  3. Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường
  4. Tất cả các trường hợp ở trên
Câu 18:
Trường hợp nào khi điều chỉnh thiết kế phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định lại?
  1. Thay đổi kết cấu chịu lực công trình
  2. Thay đổi vật liệu sử dụng cho công trình
  3. Thay đổi biện pháp tổ chức thi công
  4. Bao gồm cả 3 trường hợp a, b và c
Câu 19:
Cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp có chứng chỉ hành nghề thiết kế được chủ trì thiết kế công trình cấp mấy?
  1. Cấp II trở xuống
  2. Cấp III trở xuống
  3. Cấp IV
  4. Không được chủ trì thiết kế xây dựng
Câu 20:
Dự án nào sau đây yêu cầu phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng ?
  1. Dự án quan trọng quốc gia
  2. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B
  3. Dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A
  4. Cả ba đáp án trên
Câu 21:
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do chủ thể nào lập?
  1. Nhà thầu thiết kế
  2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
  3. Nhà thầu thiết kế hoặc tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
  4. Người quyết định đầu tư
Câu 22:
Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do chủ thể nào lập?
  1. Nhà thầu thiết kế
  2. Nhà thầu Khảo sát
  3. Tư vấn giám sát
  4. Chủ đầu tư
Câu 23:
Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với nội dung nào sau đây?
  1. Quy chuẩn kỹ thuật,
  2. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt
  3. Theo yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.
  4. Cả phương án a,b,c
Câu 24:
Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng đối với công trình nào sau đây?
  1. Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng
  2. Toàn bộ các cấp
  3. Cấp đặc biệt, cấp I và cấp II
  4. Công trình quan trọng quốc gia
Câu 25:
Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ai là người phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước?
  1. Người quyết định đầu tư
  2. Chủ đầu tư
  3. Giám đốc Ban quản lý dự án
  4. Không phải các đáp án trên
Câu 26:
Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước?
  1. Chủ đầu tư
  2. Người quyết định đầu tư
  3. Tư vấn thiết kế
  4. Tư vấn giám sát
Câu 27:
Trong quá trình thẩm định, trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra, quy định nào là không đúng sau đây?
  1. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn
  2. Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư
  3. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế được quy định tại pháp luật về đấu thầu.
  4. Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng
Câu 28:
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập phục vụ công tác nào sau đây?
  1. Lập tổng mức đầu tư xây dựng
  2. Lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình
  3. Đáp án a và b đều đúng
  4. Đáp án a và b đều sai
Câu 29:
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp nào sau đây ?
  1. Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế
  2. Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế
  3. Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường
  4. Tất cả các trường hợp ở trên
Câu 30:
Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt cùng với phê duyệt thiết kế, dự toán hay phê duyệt riêng?
  1. Phê duyệt riêng với phê duyệt thiết kế
  2. Phê duyệt cùng với khi phê duyệt thiết kế
  3. Do người có thẩm quyền phê duyệt quyết định
  4. Chỉ dẫn kỹ thuật không phải phê duyệt
Câu 31:
Trước khi trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế, chủ đầu tư có cần phải thuê tư vấn thẩm tra hay không?
  1. Không
  2. Do chủ đầu tư quyết định
  3. Có, nhưng theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng
Câu 32:
Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
  1. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
  2. Quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng
  3. Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng
  4. Đáp ứng tất cả các yêu cầu nêu tại a, b và c
Câu 33:
Trường hợp nào khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình không được tự tổ chức thiết kế xây dựng?
  1. Nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2
  2. Nhà ở có chiều cao dưới 3 tầng
  3. Nhà ở dưới 3 tầng nhưng có chiều cao trên 12 mét.
  4. Cả 3 trường hợp a, b và c
Câu 34:
Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện nhóm A sử dụng đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp II do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế cơ sở?
  1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng
  2. Sở Xây dựng
  3. Sở Kế hoạch và đầu tư
  4. Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư
Câu 35:
Chủ đầu tư có quyền gì trong công tác thiết kế xây dựng?
  1. Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định
  2. Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế xây dựng không tuân thủ quy chuẩn xây dựng
  3. Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan
  4. Không được giám sát thực hiện hợp đồng thiết kế đã ký kết với nhà thầu