QUY TẮC ỨNG XỬ - CCHN Kiến trúc

Hướng dẫn ôn tập


1. Bạn có 4 mục cần ôn tập
  • KINH NGHIỆM
  • PHÁP LUẬT
  • CHUYÊN MÔN
  • QUY TẮC ỨNG XỬ
2. Bạn hãy chọn từng phần để ôn

Ôn tập

Thi thử

Câu 1:

Đặc trưng nổi bật, quan trọng làm nên văn hoá hành nghề kiến trúc mang bản
sắc của dân tộc Việt Nam là:

  1. Cần cù như truyền thống người dân Việt Nam.

  2. Sáng tạo bằng các chất liệu truyền thống Việt Nam.

  3. Đề cao cái đẹp truyền thống Việt Nam.

  4. Trung thành với lợi ích của nền kiến trúc quốc gia và văn hóa dân tộc Việt Nam

Câu 2:

Hãy chọn đáp án đúng nhất cho định nghĩa: Kiến trúc là một nghề?

  1. Kỹ thuật có yếu tố nghệ thuật

  2. Nghệ thuật có yếu tố kỹ thuật.

  3. Sáng tạo nghệ thuật trong sự kết hợp với kỹ thuật và công năng tạo dựng các
    không gian thích dụng phục vụ con người

  4. Cả a, b, c sai

Câu 3:

Sứ mệnh của nghề kiến trúc Việt Nam là:

  1. Sáng tạo môi trường không gian cho cuộc sống và hoạt động của con người, là
    một bộ phận của nền tảng văn hóa xã hội.

  2. Tạo dựng nên diện mạo đất nước, góp phần phát triển đất nước bền vững về kinh
    tế, văn hóa và xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
    bằng, văn minh.

  3. Góp phần xây dựng hoạt động nghề kiến trúc lành mạnh và nền kiến trúc Việt
    Nam hiện đại.

  4. Cả a, b đúng.

Câu 4:

Đạo đức hành nghề của kiến trúc sư là:

  1. Hành nghề bằng tính chuyên nghiệp, liêm chính, sáng tạo, khách quan và tận tâm.

  2. Hành nghề với ý thức tôn sư trọng đạo, tôn trọng đồng nghiệp và bảo vệ thanh
    danh của nghề.

  3. Cả a, b.

  4. Phù hợp với Quy tắc ứng xử nghề nghiệp được Hội Kiến trúc sư Việt Nam soạn
    thảo, ban hành.

Câu 5:

Các biện pháp để điều chỉnh hành vi ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề là:

  1. Các văn bản, quy phạm Pháp luật Nhà nước

  2. Từ nhận thức tự thân của Kiến trúc sư.

  3. Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp do Hội Kiến trúc sư Việt Nam ban hành

  4. Cả a, b, c đúng.

Câu 6:

Với các Thầy hoặc người đi trước trong nghề, Kiến trúc sư hành nghề cần phải:

  1. Tôn trọng - Lắng nghe – Học hỏi

  2. Giữ thái độ khiêm nhường trong các tình huống cần phải thẳng thắn phản biện.

  3. Cả a, b đúng

  4. Bảo vệ thanh danh

Câu 7:

Thế nào là người KTS hành nghề chuyên nghiệp:

  1. Đã được đào tạo ở một trường đại học kiến trúc.

  2. Làm việc chuyên về lĩnh vực kiến trúc ở mọi tổ chức, công ty, trường học, viện
    nghiên cứu có giấy phép hoạt động theo quy định của luật pháp.

  3. Được cấp chứng chỉ hành nghề KTS lần đầu tiên qua một kỳ sát hạch và đáp ứng
    yêu cầu về phát triển nghề nghiệp liên tục hàng năm.

  4. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 8:

Khi hành nghề, Kiến trúc sư hành nghề cần phải:

  1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

  2. Tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.

  3. Tuân thủ các quy định của Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành
    nghề.

  4. Cả a, b, c đúng.

Câu 9:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ kiến trúc, nếu khách hàng bổ sung các yêu cầu mới mà có thể xâm phạm đến di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, thì Kiến trúc sư hành nghề phải:

  1. Từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụ và thông báo vụ việc với Hội Kiến trúc sư Việt
    Nam.

  2. Giải thích và lập phụ lục Hợp đồng với nội dung miễn trừ trách nhiệm cho các công
    việc mà Kiến trúc sư thực hiện theo các yêu cầu bổ sung của khách hang.

  3. Giải thích và thuyết phục để khách hàng từ bỏ các yêu cầu bổ sung có nội dung
    xâm phạm di sản không phù hợp với quy định pháp luật, quy định chuyên môn.
    Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu như khách hàng chấp thuận với các nội dung giải
    thích của Kiến trúc sư. Từ chối thực hiện hợp đồng nếu khách hàng bảo lưu ý kiến.

  4. Cả b, c đúng

Câu 10:

Kiến trúc Xanh là một cách tiếp cận giúp KTS có thể hành nghề phù hợp bộ quy tắc ứng xử vì:

  1. Bổ sung, bù đắp cây xanh bị mất đi do diện tích chiếm chỗ của công trình xây dựng
    bằng cách trồng cây xanh trên sân thượng, mái nhà, ban công.

  2. Có các mục tiêu cần đạt về kiến trúc và kỹ thuật công trình để góp phần bảo tồn
    tài nguyên và hệ sinh thái; giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường sống.

  3. Có tiêu chí chọn lựa vật liệu tiết kiệm năng lượng.

  4. Có tiêu chí chọn lựa thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Câu 11:

Kiến trúc sư hành nghề ứng xử đúng đắn với cộng đồng khi thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiến trúc đã ký với chủ đầu tư cần phải:

  1. Ưu tiên đáp ứng lợi ích của chủ đầu tư miễn không sai giấy phép xây dựng.

  2. Ưu tiên đáp ứng lợi ích của chủ đầu tư miễn là chưa có khiếu nại của cộng đồng

  3. Thực hiện hợp đồng đáp ứng lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư trong sự tôn trọng
    cao nhất các lợi ích cộng đồng.

  4. a, b, c đúng.

Câu 12:

Hoạt động Kiến trúc vì cộng đồng là:

  1. Hoạt động Kiến trúc hướng đến lợi ích cộng đồng.

  2. Hoạt động Kiến trúc hướng đến phục vụ các nhóm dễ bị tổ thương trong xã hội.

  3. Hoạt động Kiến trúc đề cao việc sử dụng kỹ thuật, vật liệu địa phương và khai thác
    bản sắc văn hoá truyền thống địa phương.

  4. Hoạt động Kiến trúc có tính tương tác có sự tham gia của cộng đồng nhằm mục
    tiêu phát triển bền vững.

  5. Cả a, b, c, d đúng.

Câu 13:

Trong khi tác nghiệp tại nơi làm việc, kiến trúc sư hành nghề cần phải thực hiện sự ưu tiên cho:

  1. Người thuộc các nhóm dân tộc ít người.

  2. Nữ giới.

  3. Người khuyết tật.

  4. Cả a, b, c.

  5. Không ưu tiên cho giới nào nhưng bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và
    hổ trợ giới theo quy định.

Câu 14:

Kiến trúc sư A từng làm việc ở công ty B, đang chuẩn bị hồ sơ năng lực cá nhân để ứng tuyển cho vị trí công việc mới. Trong hồ sơ, KTS A mong muốn sử dụng hình ảnh phối cảnh các công trình mà kiến trúc sư này từng tham gia tại công ty B nhưng không phải là người trực tiếp thực hiện các phối cảnh đó. Để thực hiện việc này, cách ứng xử phù hợp của kiến trúc sư A là:

  1. Được chủ động sử dụng hình ảnh kể trên và ghi rõ mình là thành viên tham gia
    thực hiện dự án.

  2. Được chủ động sử dụng hình ảnh kể trên nhưng ghi chú rõ tên người diễn họa
    hình ảnh phối cảnh dự án.

  3. Liên hệ với công ty cũ để xin phép sử dụng nội dung thông tin và hình ảnh, nếu
    được chấp thuận mới được đưa vào hồ sơ năng lực cá nhân, và ghi rõ công việc
    mình đã tham gia.

  4. Được chủ động sử dụng hình ảnh hồ sơ bản vẽ hai chiều do mình thực hiện

Câu 15:

Kiến trúc sư A và kiến trúc sư B làm việc trong cùng một văn phòng thiết kế C. Họ được phân công cùng thực hiện một dự án thiết kế và đưa ra các phương án thiết kế ý tưởng khác nhau. Cả 2 phương án đều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài cũng như quy chuẩn quy phạm. Khi văn phòng C chọn phương án của kiến trúc sư A để thực hiện báo cáo với khách hàng thì kiến trúc sư B từ chối thực hiện tiếp dự án vì cho rằng phương án lựa chọn không phải phương án tốt hơn phương án của mình, do đó sẽ không làm tốt việc triển khai tiếp theo. Theo bạn thì hành động của kiến trúc sư B như vậy là:

  1. Phù hợp vì kiến trúc sư B có quyền tự do sáng tác và được quyền bảo vệ ý tưởng
    của mình

  2. Phù hợp vì kiến trúc sư B đã bảo vệ lương tâm nghề thiết kế của mình và đấu
    tranh cho dịch vụ kiến trúc có chất lượng cao nhất

  3. Không phù hợp vì hành động đó thể hiện sự thiếu tinh thần hợp tác để hoàn thành
    tốt công việc được giao trong công ty.

  4. Không phù hợp vì như vậy là kiến trúc sư B thể hiện sự ganh tỵ với Kiến trúc sư
    A

Câu 16:

Một dự án kiến trúc khi đặt hàng thiết kế có tổng mức đầu tư dự kiến được thông báo trước cho kiến trúc sư. Sau khi hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt thì công trình được đưa vào thi công. Trong thời gian thi công, có xuất hiện một số yêu cầu điều chỉnh thiết kế vì chi phí đầu tư tăng cao hơn so với nhiệm vụ đặt hàng từ đầu. Kiến trúc sư nhất quyết không đồng ý điều chỉnh vật liệu ban đầu đã được duyệt vì lý do làm mất đi tính độc đáo của công trình. Theo bạn, xét trên quy tắc ứng xử nghề nghiệp thì ứng xử của kiến trúc sư trên là:

  1. Phù hợp vì kiến trúc sư đã cương quyết bảo vệ ý tưởng của mình dù cho có thể bị
    mất đi công việc

  2. Chưa phù hợp, nên cùng ngồi lại và bàn giải pháp phù hợp nhất với cả hai bên để
    đảm bảo dịch vụ kiến trúc có chất lượng cao nhất

  3. Không phù hợp vì như vậy là kiến trúc sư đã quá tự tôn và không thông cảm với
    khách hàng

  4. Chưa phù hợp, nên để cho chủ đầu tư tự điều chỉnh sao cho phù hợp với chi phí
    của họ để giữ mối quan hệ cho các lần hợp tác sau.

Câu 17:

Một kiến trúc sư A đã phấn đấu học tập và nhận được học vị cao trong lĩnh vực kiến trúc (thạc sĩ, tiến sĩ kiến trúc), và làm việc liên tục nhiều năm trong một cơ sở nghiên cứu kiến trúc. Đến một ngày, KTS A quyết định chuyển sang hành nghề thiết kế kiến trúc. Tuy nhiên, khi đăng ký xét cấp chứng chỉ hành nghề thì kiến trúc sư A bị từ chối vì lý do không tham gia sát hạch cấp chứng chỉ lần đầu và thực hiện đầy đủ quy định về phát triển nghề nghiệp liên tục thời gian trước đó. Theo bạn, việc từ chối cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư đối với KTS A trong trường hợp này là:

  1. Máy móc, cứng nhắc khi thực hiện quy tắc ứng xử nghề nghiệp

  2. Phù hợp với quy định của Luật Kiến trúc, Nghị định 85 và Quy tắc ứng xử nghề
    nghiệp kiến trúc sư

  3. Không phù hợp vì có biểu hiện không tôn trọng hệ thống học hàm học vị trong đào
    tạo.

  4. Cả a, c đúng

Câu 18:

Học tập để phát triển nghề nghiệp liên tục đối với kiến trúc sư hành nghề là:

  1. Không bắt buộc sau khi đã có chứng chỉ hành nghề

  2. Bắt buộc thực hiện liên tục hàng năm để tích lũy điểm phát triển nghề nghiệp liên
    tục theo quy định.

  3. Chỉ bắt buộc đối với kiến trúc sư trẻ, không áp dụng đối với kiến trúc sư trên 60
    tuổi.

  4. Cả a, b, c đúng

Câu 19:

Trường hợp kiến trúc sư A làm trong văn phòng tư vấn thiết kế B đang nhận trách nhiệm chủ trì thiết kế cho chủ nhà C. Đang trong quá trình thiết kế, thì kiến trúc sư A nghỉ việc ở văn phòng B. Chủ nhà C muốn dừng hợp đồng với văn phòng B và đề nghị ký hợp đồng thiết kế riêng với kiến trúc sư A để tiếp tục công việc tư vấn cho họ. Ứng xử phù hợp với quy tắc của kiến trúc sư A trong trường hợp này là:

  1. Đồng ý tiếp tục thiết kế cho chủ nhà C với chi phí phù hợp điều kiện của mình

  2. Cắt đứt liên lạc với chủ nhà C và không tiếp tục công việc thiết kế vì cho rằng như
    vậy là vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp.

  3. Thông báo cho văn phòng B về ý định của chủ nhà C và đề nghị chủ nhà C có biên
    bản thanh lý hợp đồng và cam kết không tranh chấp trong công việc tiếp theo của
    KTS A, khi đã đủ điều kiện đó thì đồng ý ký hợp đồng.

  4. Cứ ký kết hợp đồng với chủ nhà C vì A có quyền tác giả của phương án đang triển
    khai.

Câu 20:

Kiến trúc sư A của công ty kiến trúc B đang chuẩn bị dự thi tuyển phương án thiết kế ý tưởng cho một dự án có nhiều công ty kiến trúc khác cùng tham gia. KTS A trước đây làm việc cho một trong những công ty cạnh tranh nói trên, với vai trò là kiến trúc sư chủ trì cho các dự án tương tự. Công ty B muốn đưa một vài dự án đó vào hồ sơ kinh nghiệm dự thầu lần này của Công ty B. Thái độ ứng xử đúng của KTS A là:

  1. Cam kết về những công việc do mình từng làm và cho phép sử dụng thông tin và
    hình ảnh các dự án này trong hồ sơ dự thầu của công ty B;

  2. Gọi cho công ty cạnh tranh và yêu cầu họ cho phép sử dụng thông tin và hình ảnh
    công trình mình từng đảm nhiệm;

  3. Liệt kê dự án ở dạng kinh nghiệm của cá nhân kiến trúc sư A chủ trì dự án, trong đó nêu
    rõ các dự án đó đã được thực hiện trước kia với công ty cạnh tranh;

  4. Chỉ cho phép sử dụng các hình phối cảnh và ghi chú người thực hiện diễn họa là
    kiến trúc sư B, đã từng làm ở công ty kia.

Câu 21:

Một tạp chí kiến trúc lớn đề nghị được đăng giới thiệu về một dự án kiến trúc mà kiến trúc sư A đã hoàn thành việc tư vấn thiết kế trọn gói. Ngoài các dữ liệu cơ bản về dự án, bao gồm diện tích, ngày hoàn thành thì tạp chí này còn muốn công bố tổng mức đầu tư của dự án. Xét theo quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư, kiến trúc sư A có thể hành động như thế nào:

  1. Chỉ cung cấp thông tin tổng mức đầu tư dự án sau khi đã thông báo và nhận được
    sự đồng ý bằng văn bản từ Chủ đầu tư;

  2. Kiến trúc sư có thể công bố suất vốn đầu tư theo diện tích sàn mà không đưa ra
    tổng mức đầu tư;

  3. Kiến trúc sư có thể cung cấp bất kỳ thông tin nào mà tờ báo muốn cung cấp vì
    mình là đơn vị thiết kế trọn gói toàn bộ công trình;

  4. Cả a, b đúng.

Câu 22:

Kiến trúc sư A đang ký hợp đồng làm việc toàn thời gian với văn phòng thiết kế kiến trúc B song vẫn nhận làm công việc diễn họa kiến trúc thêm buổi tối để có thêm thu nhập. Một lần A đang đảm nhiệm thực hiện hồ sơ dự án thi tuyển thiết kế kiến trúc cho văn phòng B thì nhận được lời đề nghị với thù lao cao để diễn họa hình ảnh thiết kế cho dự án cùng dự thi của một công ty cạnh tranh. Xét theo quy tắc ứng xử nghề nghiệp, kiến trúc sư A cần hành động như thế nào:

  1. Từ chối nhận công việc diễn họa hình ảnh thiết kế cho dự án dự thi của công ty
    cạnh tranh

  2. Nhận lời diễn họa hình ảnh thiết kế với yêu cầu bảo mật thông tin từ công ty cạnh
    tranh

  3. Nhận lời diễn họa hình ảnh thiết kế mà không tính phí vì đây là khách hàng cộng
    tác lâu nay.

  4. Nhận lời diễn họa hình ảnh thiết kế song sẽ thực hiện với chất lượng thấp hơn so
    với hình ảnh làm cho công ty mà mình đang làm toàn thời gian

Câu 23:

Có công ty xây dựng A chưa đủ năng lực hành nghề thiết kế kiến trúc. Công ty A đã từng thi công nhiều công trình mà kiến trúc sư B đã thiết kế. Lần này công ty A muốn hồ sơ thiết kế hoàn toàn do họ tự thực hiện để thuận tiện cho việc thi công, nhưng sử dụng chứng chỉ hành nghề và chữ ký của KTS B trên bản vẽ, có trả phí. Trước đề nghị này, ứng xử đúng của kiến trúc sư B sẽ là:

  1. Nhận chi phí do công ty A chi trả và cho phép họ sử dụng bản sao chứng chỉ và in
    chữ ký của mình trong hồ sơ bản vẽ của công ty A vì đã có tín nhiệm trong nhiều
    công trình.

  2. Đề xuất công ty A ký hợp đồng hợp tác thiết kế với mình để thực hiện minh bạch
    việc ký tên kiểm soát chất lượng thiết kế công trình

  3. Cho phép công ty sử dụng tên và chứng chỉ hành nghề của mình trong hồ sơ bản
    vẽ và không thu phí, nhưng yêu cầu tất cả bản vẽ phải đưa mình xem qua và ký
    tên trực tiếp.

  4. Báo cáo cho cơ quan chức năng về đề nghị này của công ty A là bất hợp pháp

  5. Cả a, b, c đều sai

Câu 24:

Kiến trúc sư được chủ nhà đề nghị vẽ phương án thiết kế nhà thành hai bộ hồ sơ: một bộ để phù hợp với quy định cấp phép của địa phương và một bộ để xây dựng với các chỉ tiêu không phù hợp quy định cấp phép. Theo bạn việc này là:

  1. Phù hợp với thực tiễn hoạt động xây dựng

  2. Không liên quan đến kiến trúc sư vì trách nhiệm xin phép và tổ chức thi công xây
    dựng là do chủ nhà quyết định

  3. Không phù hợp với quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư

  4. Cả a, b đúng

Câu 25:

Khi thực hiện hợp đồng với khách hàng, tổ chức hành nghề kiến trúc phải đảm bảo đủ điều kiện năng lực về:

  1. Kiến thức chuyên môn phù hợp với loại dự án.

  2. Có cơ cấu nhân sự đầy đủ các bộ môn.

  3. Trang thiết bị và bản quyền phù hợp

  4. Cả a, c đúng.

Câu 26:

Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ với khách hàng, Kiến trúc sư hành nghề phải có trách nhiệm:

  1. Thực hiện cẩn trọng từng bước theo một quy trình chặt chẽ, nghiêm ngặt.

  2. Làm việc tận tâm, ưu tiên đáp ứng cao nhất quyền lợi của khách hang.

  3. Đánh giá, nhận định các vấn đề một cách cẩn trọng, khách quan, có trách nhiệm
    với khách hàng kể cả thay đổi một vài cách giải quyết trước đó.

  4. Đáp ứng đầy đủ, vô điều kiện các yêu cầu trong hợp đồng của nhiệm vụ thiết kế
    ghi trong hợp đồng.

  5. Cả a, b, c, d đúng.

Câu 27:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng với khách hàng, Kiến trúc sư hành nghề cần phải:

  1. Ứng xử một cách lịch sự, tôn trọng, đúng tinh thần khách hàng là thượng đế

  2. Trao đổi một cách chuyên nghiệp trong các vấn đề chuyên môn.

  3. Tôn trọng sự riêng tư, thông tin bảo mật của khách hàng.

  4. Cả a, b, c đúng.

Câu 28:

Trong khi thực hiện hợp đồng thiết kế kiến trúc, khách hàng có ý kiến phản bác hoặc can thiệp vào các đề xuất chuyên môn, Kiến trúc sư hành nghề hành nghề phải:

  1. Cầu thị, tiếp thu các ý kiến hợp lý, thuyết phục khách hàng trên cơ sở kiến thức
    chuyên môn và pháp luật đối với các ý kiến không hợp lý.

  2. Tìm giải pháp dung hòa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi

  3. Tìm giải pháp dung hòa trên nguyên tắc tuân thủ quy định chuyên môn, quy định
    pháp luật và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề.

  4. Cả a, c đúng.

Câu 29:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ kiến trúc, khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp với khách hàng, Kiến trúc sư hành nghề cần thực hiện 3 bước dưới đây theo thứ tự nào?
1) Trực tiếp trao đổi với khách hàng để giải quyết mâu thuẫn tranh chấp trên nguyên tắc tuân thủ quy định chuyên môn, quy định pháp luật và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp.
2) Tiến hành khởi kiện.
3) Thông báo lên Hội Kiến trúc sư Việt Nam để yêu cầu hỗ trợ tiến hành hòa giải

  1. Theo thứ tự 1, 2, 3.

  2. Theo thứ tự 1, 3, 2.

  3. Theo thứ tự 3, 1, 2.

  4. Theo thứ tự nào cũng được.

Câu 30:

Trong quá trình thương thảo hợp đồng dịch vụ kiến trúc, nếu khách hàng đưa ra những yêu cầu không phù hợp với quy định pháp luật, quy định chuyên môn và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của các bên liên quan, thái độ đúng đắn của Kiến trúc sư hành nghề là:

  1. Từ chối ký kết hợp đồng, thông báo vụ việc với Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

  2. Bổ sung điều khoản có nội dung miễn trừ trách nhiệm cho các công việc mà Kiến
    trúc sư thực hiện theo các yêu cầu không phù hợp của khách hang

  3. Giải thích và thuyết phục để khách hàng từ bỏ các nội dung không phù hợp nêu
    trên mới có thể đi đến ký kết hợp đồng

  4. Vẫn có thể thực hiên yêu cầu của khách hang, nhưng thể hiện trên hồ sơ không
    chính thức, ngoài nội dung hợp đồng.

Câu 31:

Trong khi đang thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiến trúc, khách hàng yêu cầu bổ sung thêm các nội dung không phù hợp quy định của Pháp luật hoặc quy định chuyên môn, thái độ đúng của Kiến trúc sư hành nghề là:

  1. Yêu cầu khách hàng mở phụ lục hợp đồng với nội dung miễn trừ trách nhiệm cho
    các công việc mà Kiến trúc sư thực hiện theo các yêu cầu của của khách hàng.

  2. Giải thích và thuyết phục để khách hàng từ bỏ các nội dung yêu cầu bổ sung nêu
    trên mới tiếp tục thực hiện hợp đồng

  3. Từ chối đáp ứng các yêu cầu đó và thông báo vụ việc cho Hội Kiến trúc sư Việt
    Nam.

  4. Vẫn thực hiện yêu cầu của khách hàng nhưng thể hiện trên hồ sơ không chính
    thức, ngoài hồ sơ theo hợp đồng.

Câu 32:

Khi khách hàng hoặc bên thứ ba trao tặng tiền thưởng ngoài thù lao được quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ kiến trúc, nếu nhận, thái độ đúng của Kiến trúc sư hành nghề là:

  1. Chỉ nhận tiền của khách hàng và từ chối nhận tiền của bên thứ ba

  2. Chỉ nhận tiền của bên thứ ba và từ chối nhận tiền của khách hang

  3. Nhận tất cả nếu không đi kèm với điều kiện gây thiệt hại quyền lợi bên thứ ba
    và/hoặc không có các chứng từ tài chính hợp pháp

  4. a, c đúng

Câu 33:

Trong khi thực hiện hợp đồng dịch vụ kiến trúc, Kiến trúc sư hành nghề không có quyền từ chối những yêu cầu phát sinh nào sau đây của khách hàng:

  1. Yêu cầu tăng diện tích chiếm đất của công trình lớn hơn so với giấy phép xây
    dựng đã được duyệt mà không ảnh hưởng ý tưởng thiết kế kiến trúc ban đầu.

  2. Yêu cầu điều chỉnh chi tiết cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hợp lý của khách
    hàng mà không vi phạm các quy định của pháp luật và/hoặc quyền lợi bên thứ
    ba.

  3. Yêu cầu sử dụng thiết kế mặt đứng của một công trình đã xây dựng đưa vào dự
    án.

  4. Yêu cầu thay đổi chức năng của dự án so với chức năng đã thể hiện trong giấy
    phép xây dựng.

Câu 34:

Tại sao bảo vệ danh dự, uy tín và sáng tác của các đồng nghiệp; hợp tác làm việc và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp cùng nghề và thuộc các chuyên môn khác là vì quyền lợi của chính KTS hành nghề?

  1. Vì nhiều KTS đồng nghiệp khác cũng tôn trọng lại mình, đỡ mâu thuẫn lẫn nhau.

  2. Vì việc tôn trọng và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp sẽ dựa
    nhau làm nghề hiệu quả hơn.

  3. Vì mọi KTS đều thực hiện điều này, sẽ tạo uy tín và tăng sức mạnh của cả giới
    KTS hành nghề đối với xã hội, tăng uy tín và danh dự cho mỗi KTS thành viên.

  4. Cả a, b, c đúng

Câu 35:

Khi phát hiện ra các hành vi vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư đồng nghiệp, Kiến trúc sư hành nghề cần phải:

  1. Không cần làm gì cả, vì đó là ý thức trách nhiệm riêng của mỗi người

  2. Thuyết phục đồng nghiệp nhìn nhận sai lầm và tự khắc phục sai lầm của họ trước
    khi thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.

  3. Báo cho Cơ quan ký cấp chứng chỉ hành nghề.

  4. Thông báo cho Hội Kiến trúc sư Việt Nam xử lý.

Câu 36:

Khi có tranh chấp quyền lợi về dự án thiết kế với đồng nghiệp, ứng xử đúng của kiến trúc sư hành nghề là:

  1. Vận động riêng và chờ đợi quyết định của Chủ đầu tư dự án.

  2. Chủ động bàn bạc, tìm cách giải quyết vụ việc với đồng nghiệp theo tinh thần thân
    ái các bên đều có lợi, trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

  3. Thông báo, yêu cầu Hội Kiến trúc sư Việt Nam tiến hành hoà giải.

  4. Thực hiện theo trình tự b, c

Câu 37:

Khi làm việc với các bộ môn khác trong quá trình thực hiện đồ án thiết kế như: Mỹ thuật, Điêu khắc, Kết cấu, MEP, Kinh tế xây dựng, Thi công, Quản lý Dự án, Kiến trúc sư hành nghề cần phải có thái độ:

  1. Cầu thị, đặt niềm tin hoàn toàn vào lĩnh vực chuyên môn đặc thù và sự chủ động
    sáng tạo của đối tác.

  2. Hợp tác nhưng yêu cầu đối tác thực hiện công việc triển khai nghiêm ngặt theo chỉ
    định chi tiết của mình.

  3. Tôn trọng và khuyến khích sáng tạo phù hợp ý tưởng định hướng của kiến trúc khi
    làm việc và giải quyết các tình huống mâu thuẫn giữa các bộ môn với nhau.

  4. Cả a, b đúng

Câu 38:

Việc điều phối triển khai ý tưởng kiến trúc trong quá trình thực hiện đồ án thiết kế kiến trúc là vai trò của:

  1. Chủ Đầu tư

  2. Giám đốc Ban quản lý dự án.

  3. Kiến trúc sư chủ trì.

  4. Cả a, b, c đúng

Câu 39:

Chính sách nào dưới đây thể hiện sự công bằng và ghi nhận xứng đáng các đóng góp của nhân viên và cộng sự trong một văn phòng thiết kế:

  1. Trả lương, thưởng đầy đủ và đúng hạn.

  2. Có quy định rõ hệ thống các chức danh và thực hiện lưu trữ danh mục nhân sự
    của các dự án thiết kế

  3. Hỗ trợ kinh phí học thêm các kỹ năng và kiến thức cho nhân viên các cấp.

  4. Cả a, b, c đúng.

Câu 40:

Khi sử dụng, làm sản phẩm phái sinh từ những thành quả lao động của đồng nghiệp như: ý tưởng, phác thảo, thiết kế, nghiên cứu, phát minh… Kiến trúc sư hành nghề cần phải:

  1. Thông báo cho tác giả.

  2. Thông báo cho Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

  3. Xin phép Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả, và được sự chấp thuận bằng văn
    bản của họ.

  4. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 41:

Khi khách hàng đề nghị Kiến trúc sư hành nghề A ký hợp đồng cùng một nội dung đang được đồng nghiệp B thực hiện cho khách hàng (Kiến trúc sư A biết điều đó), thì Kiến trúc sư hành nghề A chỉ đồng ý sau khi:

  1. Thông báo với đồng nghiệp.

  2. Thông báo với Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

  3. Nhận được biên bản thoả thuận chấm dứt hợp đồng giữa khách hàng và đồng
    nghiệp B

  4. Nhận được biên bản thanh lý hợp đồng đã được ký kết giữa khách hàng và KTS
    đồng nghiệp B

Câu 42:

Khi có tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng, để tránh việc khách hàng ký kết hợp đồng với đồng nghiệp khác mà chưa thanh lý hợp đồng với mình, Kiến trúc sư hành nghề cần phải:

  1. Thông báo và giải thích với khách hàng về sự cần thiết phải thanh lý hợp đồng
    trước khi thay đổi bằng Kiến trúc sư hoặc Tổ chức hành nghề kiến trúc khác.

  2. Đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng.

  3. Thông báo với Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

  4. a và c đúng

Câu 43:

Để có được việc làm cho bản thân và tổ chức của mình trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, Kiến trúc sư hành nghề được phép sử dụng các biện pháp cạnh tranh như sau:

  1. Truyền đạt các thông tin lợi thế về uy tín và năng lực cá nhân để khách hàng lựa
    chọn dịch vụ của mình.

  2. Dùng lợi thế tài chính để cung cấp dịch vụ bằng cách phá giá.

  3. Sử dụng truyền thông khai thác các thông tin có thật và bất lợi về đối thủ cạnh
    tranh.

  4. Sử dụng các biện pháp phù hợp quy định pháp luật và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp
    Kiến trúc sư.

  5. Cả a, c, d đúng

Câu 44:

Kiến trúc sư hành nghề được cạnh tranh nghề nghiệp:

  1. Bằng giá cả nếu không vi phạm luật cạnh tranh.

  2. Bằng dịch vụ chất lượng cao.

  3. Bằng uy tín trải nghiệm nghề nghiệp.

  4. Theo các quy định của Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề.

  5. Cả a, b, c, d đúng

Câu 45:

Kiến trúc sư hành nghề A được chủ đầu tư đề nghị tham gia chào giá khai triển một dự án kiến trúc. Trong khi chuẩn bị hồ sơ chào giá, KTS A được biết ý tưởng kiến trúc của dự án là phương án trúng giải của KTS đồng nghiệp trong một cuộc thi tuyển phương án kiến trúc. Tìm hiểu thêm, KTS A biết là KTS tác giả vẫn chưa tuyên bố từ chối thực hiện công việc này. Ứng xử đúng của KTS A là:

  1. Thông báo với Kiến trúc sư tác giả về sự tham gia của mình và thể hiện sự tôn
    trọng đồng nghiệp bằng cách có lời mời hợp tác trong trường hợp mình được chọn
    ký hợp đồng.

  2. Tham gia bình thường vì đây là đề nghị trực tiếp từ phía chủ đầu tư.

  3. Không tham gia vì nghĩ rằng như thế là tôn trọng đồng nghiệp theo bộ quy tắc ứng
    xử hành nghề KTS.

  4. Không tham gia vì cho rằng như thế là vi phạm luật Kiến trúc, vi phạm Quy tắc ứng
    xử hành nghề và thông báo hành vi phạm luật này với Hội KTS Việt Nam.

Câu 46:

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề áp dụng đối với:

  1. Các Kiến trúc sư hành nghề kiến trúc chuyên nghiệp

  2. Các Tổ chức hành nghề Kiến trúc

  3. Các hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

  4. a, b đúng

Câu 47:

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện, theo dõi và tiếp nhận thông tin về việc chấp hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của tổ chức cá nhân hành nghề kiến trúc là trách nhiệm của:

  1. Bộ Xây dựng.

  2. Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

  3. Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư.

  4. Các Hội kiến trúc sư địa phương

Câu 48:

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức hành nghề kiến trúc trong hoạt động nghề nghiệp là trách nhiệm của:

  1. Bộ Xây dựng.

  2. Cơ quan ký cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư.

  3. Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

  4. Các cơ quan tư pháp Việt Nam.

  5. Cả c, d đúng.

  6. Cả a, b, c, d đúng.

Câu 49:

Thời hạn để người bị phát hiện vi phạm cung cấp bằng chứng giải trình với Hội kiến trúc sư Việt Nam là:

  1. 30 ngày.

  2. 45 ngày.

  3. 60 ngày.

  4. 3 tháng.

Câu 50:

Khi quá thời hạn theo quy định mà người bị phát hiện vi phạm không cung cấp được bằng chứng giải trình, thì Hội Kiến trúc sư Việt Nam sẽ:

  1. Thông báo tới các cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề xem xét xử lý theo quy định

  2. Tự thu thập thêm bằng chứng, xem xét và xác minh vụ việc để có nhận định phù
    hợp về mức độ vi phạm.

  3. Ra quyết định về mức độ kỷ luật đối với người bị phát hiện vi phạm

  4. Cả b, c đúng