Chuyên môn - Giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

Hướng dẫn ôn tập


1. Bạn có 3 mục cần ôn tập
  • Pháp luật chung
  • Pháp luật theo lĩnh vực
  • Chuyên môn
2. Bạn hãy chọn từng phần để ôn

Ôn tập

Thi thử

Câu 1:
Phương pháp xử lý lớp đắp bị bùng nhùng khi đắp đập đất đầm nén?
  1. Không cần xử lý
  2. Cào xới, trộn với đất khô rồi đầm lại
  3. Chờ phần bùng nhùng khô cứng rồi đắp tiếp
  4. Đào hết phần bùng nhùng rồi đắp lại
Câu 2:
Phương pháp xử lý hai vai đập bên sườn núi khi đắp đập đất đầm nén?
  1. Xử lý kiểu dật cấp bậc thang
  2. Bạt mái theo thiết kế và đào tường răng cắm vào sườn núi
  3. Bạt mái song song với mặt đất tự nhiên
  4. Bóc hết lớp hữu cơ trên mặt
Câu 3:
Số lượng mẫu cần thiết khi kiểm tra thành phần hạt của tầng lọc là bao nhiêu?
  1. 1 tổ mẫu/(20-40) m3
  2. 1 tổ mẫu/(30-50) m3
  3. 1 tổ mẫu/(20-50) m3
  4. 1 tổ mẫu/(40-60) m3
Câu 4:
Điều kiện nào để kết luận là độ đầm chặt của một lớp đất đạt yêu cầu?
  1. Độ thiếu hụt so với yêu cầu thiết kế của dung trọng khô thực tế không vượt quá 0,03 T/m3
  2. Số mẫu không đạt yêu cầu thiết kế không quá 5% của tổng số mẫu lấy thí nghiệm
  3. Cả 2 điều kiện a và b
  4. Cả 2 điều kiện a, b và các mẫu không đạt yêu cầu không tập trung vào 1 vùng
Câu 5:
Phương pháp lựa chọn thành phần bê tông có mác từ M15 trở lên?
  1. Thiết kế thông qua Phòng thí nghiệm
  2. Tra theo định mức Dự toán
  3. Tra bảng tính sẵn trong Tiêu chuẩn
  4. Lấy theo công trình tương tự
Câu 6:
Tốc độ vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng băng chuyền khống chế bằng bao nhiêu?
  1. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1m/s;
  2. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1,5m/s;
  3. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1m/s; chênh lệch tốc độ vận chuyển của các băng chuyền trong hệ thống không quá 0,1 m/s.
  4. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không quá 1,5m/s; chênh lệch tốc độ vận chuyển của các băng chuyền trong hệ thống không quá 0,2 m/s.
Câu 7:
Khi chuyển vữa bê tông có độ sụt nhỏ hơn 40mm thì góc nghiêng giới hạn của băng chuyền khống chế bằng bao nhiêu?
  1. Khi chuyển lên: 15o; khi chuyển xuống: 10o.
  2. Khi chuyển lên: 15o; khi chuyển xuống: 12o.
  3. Khi chuyển lên: 12o; khi chuyển xuống: 10o.
  4. Khi chuyển lên: 12o; khi chuyển xuống: 8o.
Câu 8:
Điều kiện nào thì cho phép độn đá hộc ở vùng chịu kéo của bê tông khối lớn?
  1. Kích thước max của đá hộc không vượt quá 1/3 kích thước nhỏ nhất của khối đổ
  2. Hình dạng đá không bị thoi dẹt; cường độ đá không thấp hơn cường độ của cốt liệu lớn của bê tông.
  3. Cả hai điều kiện trên
  4. Không cho phép.
Câu 9:
Điều kiện nào cho phép phụt vữa vào nền đá theo thứ tự từ dưới lên trên?
  1. Với các hố khoan đợt 2 và các đợt tiếp theo nếu việc phụt thử nghiệm theo cách này tại hiện trường cho kết quả tốt.
  2. Khi phụt từ dưới lên mà số đoạn có hiện tượng dung dịch xì qua thành nút lên phía trên chiếm không quá 10% số đoạn phụt.
  3. Cả 2 điều kiện trên.
  4. Không cho phép trong mọi điều kiện.
Câu 10:
Phương pháp nào để xử lý khi dung dịch vữa phụt xuất hiện trên mặt nền đá mà không bịt được các lỗ rò?
  1. Giảm áp lực phụt xuống cho đến khi không còn vữa chảy ra và phụt tiếp với áp lực mới này.
  2. Pha phụ gia đông cứng nhanh hoặc phụ gia tạo bọt vào vữa rồi phụt tiếp.
  3. Dừng phụt trong thời gian 1 giờ rồi phụt lại.
  4. Dừng phụt, coi như đã đạt yêu cầu.
Câu 11:
Khi kiểm tra xử lý độ ẩm của đất đắp cho phù hớp với độ ẩm thiết kế cần lấy mẫu ở vị trí nào?
  1. Lấy ở phần trên của lớp đất.
  2. Lấy ở phần dưới của lớp đất.
  3. Lấy ở khoảng giữa của lớp đất.
  4. Lấy ở cả trên và dưới của lớp đất.
Câu 12:
Khi không có điều kiện đắp đập lên cao đều thì chọn vị trí mặt nối tiếp theo nguyên tắc nào?
  1. Không đặt ở khoảng lòng sông.
  2. Không đặt ở vị trí có chiều cao đập lớn nhất.
  3. Cả 2 ý (a và b).
  4. Không hạn chế, bố trí tùy theo điều kiện thi công.
Câu 13:
Khi đắp đập đồng chất, mái dốc của mặt nối tiếp hướng ngang (hướng vuông góc với tim đập) chọn bằng bao nhiêu?
  1. Không nhỏ hơn 2.
  2. Không nhỏ hơn 2,5.
  3. Không nhỏ hơn 3.
  4. Không nhỏ hơn 3,5.
Câu 14:
Với đập cấp nào thì phải lấy mẫu kiểm tra hệ số thấm, cường độ chịu cắt, chịu nén của đất á sét, á cát?
  1. Với đập ở tất cả các cấp.
  2. Đập từ cấp III trở lên.
  3. Đập từ cấp II trở lên.
  4. Đập từ cấp I trở lên.
Câu 15:
Cần lấy bao nhiêu mẫu khi kiểm tra độ ẩm, dung trọng khô, thành phần hạt của đất lẫn nhiều cát cuội sỏi để đắp thân đập?
  1. 1 tổ mẫu/(200-300) m3.
  2. 1 tổ mẫu/(300-400) m3.
  3. 1 tổ mẫu/(200-400) m3.
  4. 1 tổ mẫu/(400-500) m3.
Câu 16:
Khi lớp đã đầm có chiều dày lớn hơn 40 cm thì cách lấy mẫu để kiểm tra tại một vị trí như thế nào?
  1. 1 mẫu ở giữa, 2 mẫu ở đáy (tiếp giáp với lớp dưới).
  2. 2 mẫu ở giữa, 1 mẫu ở đáy.
  3. 1 mẫu ở đỉnh, 1 mẫu ở giữa, 1 mẫu ở đáy.
  4. 3 mẫu ở khoảng giữa.
Câu 17:
Số lượng mẫu khi kiểm tra dung trọng đất ở phạm vi đầm thủ công, đầm cóc là bao nhiêu?
  1. 1 tổ mẫu/(25-30) m2.
  2. 1 tổ mẫu/(30-40) m2.
  3. 1 tổ mẫu/(40-50) m2.
  4. 1 tổ mẫu/(25-50) m2.
Câu 18:
Khi một lớp đầm chưa đạt yêu cầu thiết kế thì cần xử lý như thế nào?
  1. Cần xới lên rồi đầm lại cho đến khi đạt yêu cầu.
  2. Cần đầm lại cho đến khi đạt yêu cầu.
  3. Cần đào bỏ hết lớp không đạt rồi đắp lớp mới.
  4. Cần bóc bỏ phần trên mặt của lớp không đạt rồi đầm lại cho đến khi đạt.
Câu 19:
Khi thi công đổ bê tông khối lớn mà dùng đầm dùi thì chiều dày lớp đổ bê tông chọn bằng bao nhiêu?
  1. Không nhỏ hơn 2 lần chiều dài phần công tác của đầm.
  2. Không nhỏ hơn 1,5 lần chiều dài phần công tác của đầm.
  3. Không nhỏ hơn 1,25 lần chiều dài phần công tác của đầm.
  4. Không hạn chế, tùy điều kiện thực tế để chọn.
Câu 20:
Khi đầm bê tông bằng đầm dùi thì bước di chuyển của đầm chọn như thế nào?
  1. Không quá 1,25 lần bán kính tác dụng của đầm.
  2. Không quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm.
  3. Không quá 1,75 lần bán kính tác dụng của đầm.
  4. Không quá 2 lần bán kính tác dụng của đầm.
Câu 21:
Khi vận chuyển vữa bê tông bằng ô tô tự đổ thì chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần khống chế bằng bao nhiêu?
  1. Lớn hơn 30 cm.
  2. Lớn hơn 35 cm.
  3. Lớn hơn 40 cm.
  4. Lớn hơn 50 cm.
Câu 22:
Khi đổ bê tông khối lớn, thời gian thích hợp để đầm lại sau khi đầm lần thứ nhất lấy bằng bao nhiêu?
  1. 0,5 giờ đến 1 giờ.
  2. 1 giờ đến 1,5 giờ.
  3. 1,5 giờ đến 2 giờ.
  4. Không cho phép đầm lại.
Câu 23:
Khi đổ bê tông khối lớn, sử dụng xi măng pooc lăng, nhiệt độ khối đổ 20-30oC thì thời gian cho phép tạm ngừng để không sinh khe lạnh là bao nhiêu?
  1. 60 phút.
  2. 90 phút.
  3. 120 phút.
  4. Không được ngừng
Câu 24:
Nếu thời gian tạm ngừng đổ bê tông vượt quá giới hạn quy định thì cho phép xử lý bề mặt khi cường độ của lớp bê tông bên dưới đạt bằng bao nhiêu?
  1. 25 daN/cm2.
  2. 20 daN/cm2.
  3. 15 daN/cm2.
  4. Không hạn chế.
Câu 25:
Khi kiểm tra độ chống thấm của bê tông thì tần suất lấy mẫu phải như thế nào?
  1. 300 m3 lấy 1 mẫu.
  2. 400 m3 lấy 1 mẫu.
  3. 500 m3 lấy 1 mẫu, số mẫu tối thiểu phải bằng 3.
  4. 500 m3 lấy 1 mẫu, số mẫu tối thiểu phải bằng 1.
Câu 26:
Khi phụt vữa vào nền đá, điều kiện bố trí lớp gia tải là như thế nào?
  1. Không cần lớp gia tải khi nền đá nguyên khối, ít nứt nẻ, khi phụt thử nghiệm cho kết quả tốt.
  2. Không cần lớp gia tải khi áp lực phụt thiết kế không lớn hơn 0,2 MPa.
  3. Cả hai ý trên.
  4. Cần bố trí lớp gia tải trong mọi trường hợp.
Câu 27:
Khi phụt vữa vào nền đá, bố trí hố khoan phụt thử nghiệm trước khi phụt đại trà như thế nào?
  1. Không cần phụt thử nghiệm.
  2. Toàn bộ hố khoan phụt thử nghiệm được chọn trong số hố khoan ở đồ án thiết kế
  3. Khoan phụt thử nghiệm tiến hành ngoài phạm vi đồ án thiết kế.
  4. Một nửa số hố khoan phụt thử nghiệm nằm ngoài phạm vi đồ án thiết kế.
Câu 28:
Khi thi công phụt vữa tạo màn chống thấm, chiều sâu hố khoan được xác định như thế nào?
  1. Theo vị trí thực tế của lớp đá được chọn làm ranh giới của màn chống thấm.
  2. Thông qua kết quả xác định độ thấm nước thực tế của đất đá phía dưới màn.
  3. Theo cả hai ý trên
  4. Theo đúng bản vẽ thiết kế.
Câu 29:
Trong thí nghiệm ép nước trước khi phụt vữa, áp lực và lưu lượng phụt lấy bằng bao nhiêu?
  1. Theo trị số áp lực cao nhất và lưu lượng lớn nhất có thể nhưng không vượt quá giới hạn cho phép do thiết kế quy định.
  2. Lấy nhỏ hơn 10% so với trị số quy định của thiết kế.
  3. Lấy lớn hơn 10% so với trị số quy định của thiết kế.
  4. Lấy lớn hơn 15% so với trị số quy định của thiết kế.
Câu 30:
Khi khoan phụt tạo màn chống thấm với nhiều hàng khoan, hố khoan kiểm tra được bố trí như thế nào?
  1. Trùng với hố khoan phụt.
  2. Ở tâm trên mặt bằng của 3 hố khoan phụt kề nhau.
  3. Nằm trên hàng khoan phụt nhưng có hướng xiên góc.
  4. Do tư vấn thiết kế quy định.
Câu 31:
Trường hợp nào thì cần xử lý độ ẩm của đất nền trước khi đắp đập?
  1. Khi độ ẩm đất nền khác với độ ẩm đất đắp.
  2. Khi độ ẩm đất nền lớn hơn độ ẩm đất đắp.
  3. Khi độ ẩm đất nền nhỏ hơn độ ẩm đất đắp.
  4. Không cần xử lý độ ẩm của đất nền.
Câu 32:
Trước khi rải đắp lớp mới, cần xử lý mặt lớp đã đắp như thế nào?
  1. Cào xới các phần mặt lớp bị nhẵn do xe hoặc người đi lại.
  2. Tưới đảm bảo độ ẩm khống chế nếu mặt lớp bị khô.
  3. Cả hai ý trên.
  4. Không cần phải xử lý.
Câu 33:
Khi vận hành đầm đất theo đường vòng, tốc độ dịch chuyển của máy đầm lấy bằng bao nhiêu?
  1. Từ 0,5 đến 1 km/h trên toàn hành trình.
  2. Từ 1 đến 2 km/h trên toàn hành trình.
  3. Từ 1,5 đến 2 km/h trên toàn hành trình.
  4. Từ 1 đến 2 km/h, giảm tốc độ ở các đoạn đường vòng.
Câu 34:
Khi đầm đất theo hướng song song với tim đập, chiều rộng vết đầm chồng lấn lên nhau được khống chế như thế nào?
  1. Không nhỏ hơn 20 cm.
  2. Không nhỏ hơn 30 cm.
  3. Không nhỏ hơn 35 cm.
  4. Không nhỏ hơn 40 cm.
Câu 35:
Khi đầm đất theo hướng vuông góc với tim đập, chiều rộng vết đầm chồng lấn lên nhau được khống chế như thế nào?
  1. Không nhỏ hơn 30 cm.
  2. Không nhỏ hơn 40 cm.
  3. Không nhỏ hơn 50 cm.
  4. Không nhỏ hơn 60 cm.
Câu 36:
Khi đắp đập đất, sai lệch độ ẩm đất đắp so với độ ẩm tốt nhất cho phép bằng bao nhiêu?
  1. 2,5%
  2. 3%
  3. 3,5%
  4. 4%
Câu 37:
Khi đắp trong phạm vi 1 m giáp với công trình xây đúc phải dùng biện pháp nào?
  1. Chọn loại đất thịt, đất sét không lẫn sạn sỏi, tạp chất.
  2. Dùng đầm cóc để đầm chặt đất.
  3. Dùng đầm chày gỗ, đầm bàn bằng gang tại đường viền tiếp giáp.
  4. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 38:
Để kiểm tra dung trọng khô của đất á sét, á cát đắp phần thân đập, số lượng mẫu cần thiết là bao nhiêu?
  1. 1 tổ mẫu/(100-200) m3.
  2. 1 tổ mẫu/(150-250) m3.
  3. 1 tổ mẫu/(200-250) m3.
  4. 1 tổ mẫu/(100-150) m3.
Câu 39:
Để kiểm tra dung trọng khô của đất sét, á sét đắp tường tâm, tường nghiêng của đập, số lượng mẫu cần thiết là bao nhiêu?
  1. 1 tổ mẫu/50 m3.
  2. 1 tổ mẫu/100 m3.
  3. 1 tổ mẫu/150 m3.
  4. 1 tổ mẫu/200 m3.
Câu 40:
Cần sử dụng phương pháp nào để xác định dung trọng của đất dính?
  1. Phương pháp dao vòng hay phóng xạ.
  2. Phương pháp dao vòng loại lớn.
  3. Phương pháp dao vòng.
  4. Phương pháp phóng xạ.
Câu 41:
Cần sử dụng phương pháp nào để xác định dung trọng của đất có nhiều dăm sạn, sỏi?
  1. Phương pháp dao vòng loại lớn.
  2. Phương pháp phóng xạ.
  3. Phương pháp hố đào.
  4. Theo a hoặc c.
Câu 42:
Cần kiểm tra tầng lọc ngược theo những nội dung nào?
  1. Chiều dày và thành phần hạt của từng lớp.
  2. Mặt nối tiếp: không cho phép các lớp so le, gãy khúc, trộn lẫn.
  3. Cả a và b.
  4. Cả a, b và độ phẳng của mặt lớp.
Câu 43:
Khi lát mái thượng lưu đập cần kiểm tra theo các nội dung nào?
  1. Mặt các tấm không chênh lệch nhau quá 5% chiều dày tấm lát.
  2. Mặt tấm phía trên không nhô cao hơn tấm phía dưới.
  3. Cả a và b.
  4. Cả a, b và khe hở giữa các tấm không vượt quá quy định của thiết kế.
Câu 44:
Thành phần bê tông tại hiện trường được hiệu chỉnh theo nguyên tắc nào?
  1. Không thay đổi lượng xi măng (X).
  2. Không thay đổi lượng nước (N).
  3. Không thay đổi tỷ lệ N/X.
  4. Không thay đổi độ sụt.
Câu 45:
Khi đổ bê tông khối lớn, thời gian cho phép để dỡ cốp pha là bao nhiêu?
  1. Không dưới 4 ngày.
  2. Không dưới 5 ngày.
  3. Không dưới 6 ngày.
  4. Không dưới 7 ngày.
Câu 46:
Khi đổ bê tông khối lớn mà khối đổ có thể tích trên 1000 m3 thì tần suất lấy mẫu thí nghiệm cường độ là bao nhiêu?
  1. 1 tổ mẫu/600 m3.
  2. 1 tổ mẫu/500 m3.
  3. 1 tổ mẫu/400 m3.
  4. 1 tổ mẫu/300 m3.
Câu 47:
Khi đổ bê tông khối lớn mà khối đổ có thể tích dưới 1000 m3 thì tần suất lấy mẫu thí nghiệm cường độ là bao nhiêu?
  1. 1 tổ mẫu/250 m3.
  2. 1 tổ mẫu/200 m3.
  3. 1 tổ mẫu/150 m3.
  4. 1 tổ mẫu/100 m3.
Câu 48:
Bê tông đổ được coi là đạt yêu cầu khi kiểm tra cường độ tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường cho giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế, kèm theo điều kiện nào sau đây?
  1. Không có mẫu nào có cường độ dưới 75% mác thiết kế.
  2. Không có mẫu nào có cường độ dưới 80% mác thiết kế.
  3. Không có mẫu nào có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
  4. Không có mẫu nào có cường độ dưới 90% mác thiết kế.
Câu 49:
Khi đổ bê tông, bê tông cốt thép toàn khối, mức sai lệch cho phép theo chiều dài hoặc nhịp của kết cấu là bao nhiêu?
  1. 15 mm.
  2. 20 mm.
  3. 25 mm.
  4. 30 mm.
Câu 50:
Khi đổ bê tông, bê tông cốt thép toàn khối, mức sai lệch tiết diện ngang cho phép là bao nhiêu?
  1. 14 mm.
  2. 12 mm.
  3. 10 mm.
  4. 8 mm.
Câu 51:
Khi đổ bê tông, bê tông cốt thép toàn khối, độ lệch cho phép của bề mặt kết cấu tính trên toàn bộ mặt phẳng công trình là bao nhiêu?
  1. 35 mm.
  2. 30 mm.
  3. 25 mm.
  4. 20 mm.
Câu 52:
Đối với kết cấu khối lớn, sai số cho phép về khoảng cách giữa các thanh thép chịu lực đã lắp dựng đặt riêng biệt là bao nhiêu?
  1. 20 mm.
  2. 30 mm.
  3. 35 mm.
  4. 40 mm.
Câu 53:
Đối với kết cấu khối lớn, sai số cho phép về khoảng cách giữa các thanh thép phân bố trong một hàng là bao nhiêu?
  1. 40 mm.
  2. 35 mm.
  3. 30 mm.
  4. 25 mm.
Câu 54:
Trong thi công khoan phụt vữa vào nền đá, sau khi phụt xong một đợt, điều kiện nào dẫn đến yêu cầu phải bổ sung thêm hố khoan phụt?
  1. Tồn tại vùng có lượng mất nước đơn vị vượt quá 10 lần so với trị số trung bình của tất cả các hố đã khoan phụt trong đợt.
  2. Tồn tại vùng mà việc phụt chưa được hoàn tất theo chỉ dẫn trong Tiêu chuẩn.
  3. Tồn tại các hố khoan không đạt tới độ sâu thiết kế.
  4. Tất cả các điều kiện trên.
Câu 55:
Trong quá trình khoan phụt vữa vào nền đá, trường hợp nào thì phải dừng khoan để xử lý?
  1. Khi đang khoan thấy hiện tượng mất nước.
  2. Khi đang khoan thì vách hố khoan bị sập
  3. Xảy ra đồng thời cả a và b.
  4. Xảy ra một trong hai trường hợp (a hoặc b).
Câu 56:
Sau thời gian ngừng phụt đối với đoạn phụt chưa đạt độ chối quy định, trước khi phụt lại cần phải làm gì?
  1. Tiến hành khoan xoáy, nạo sạch vữa đông cứng.
  2. Tiến hành thí nghiệm ép nước để quyết định chọn loại vữa phụt tiếp.
  3. Cả a và b.
  4. Tiếp tục phụt lại bình thường.
Câu 57:
Khi phụt vữa vào nền đá, nếu dung dịch vữa trào qua miệng các hố khoan lân cận thì trình tự xử lý như thế nào?
  1. Giảm từ (30-50)% áp lực phụt.
  2. Đặt nút bịt các hố khoan có trào vữa.
  3. Thực hiện theo a, b, sau đó tiếp tục phụt với áp lực như cũ.
  4. Thực hiện theo a,b, sau đó tiếp tục phụt với áp lực bằng 80% áp lực cũ.
Câu 58:
Tổng chiều dài các hố khoan kiểm tra chất lượng phụt vữa tạo màn chống thấm phải bằng bao nhiêu so với tổng chiều dài các hố khoan đã phụt?
  1. (5-10)%.
  2. (3-5)%.
  3. (10-12)%.
  4. (12-15)%.
Câu 59:
Để kiểm tra công tác phụt xi măng gia cố nền, cần sử dụng phương pháp nào?
  1. Ép nước thí nghiệm.
  2. Địa vật lý.
  3. Cả a và b.
  4. Theo quy định của thiết kế.
Câu 60:
Hồ sơ hoàn công công tác phụt vữa xi măng tạo màn chống thấm bao gồm những tài liệu nào?
  1. Nhật ký khoan, nhật ký phụt xi măng, biên bản xác nhận các công việc bị che khuất, biên bản thử nghiệm hố khoan kiểm tra.
  2. Mặt cắt hoàn công.
  3. Cả a, b, kèm theo Báo cáo kỹ thuật.
  4. Cả a và b.
Câu 61:
Trước khi ngăn dòng và dâng nước trong hồ phải thực hiện các công tác nào? làm các công tác thu dọn và xử lý lòng hồ nào?
  1. Xử các mái đất có khả năng sạt trượt khi ngập nước, tổ chức công tác tái định cư, thi công bãi đánh cá
  2. Di chuyển mồ mả, di dời hoặc bảo vệ không cho ngập các công trình văn hóa
  3. Khai thác hết lâm sản, khoáng sản trong lòng hồ
  4. Các đáp án đều đúng.
Câu 62:
Hãy chọn phương pháp xử lý nền hợp lý để xử lý nền đá nứt nẻ của đập đất?
  1. Phương pháp khoan phụt vữa xi măng
  2. Phương pháp khoan cọc nhồi
  3. Phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép
  4. Tất cả các phương pháp đã nêu
Câu 63:
Khi xử lý nền và vai đập đất, ở những vị trí chưa đắp đập ngay được, chiều dày lớp bảo vệ cần để lại là bao nhiêu?
  1. Từ 20 cm đến 30 cm.
  2. Từ 50 cm đến 60 cm.
  3. Từ 80 cm đến 100 cm.
  4. Các đáp án đều đúng.
Câu 64:
Khi kiểm tra các mỏ đất để đắp đập cần thực hiện các công việc nào?
  1. Bề dày lớp đất hữu cơ, hiện trạng cây cối, chiều dày của từng lớp, tình hình phân bố các lớp kẹp, tính chất cơ lý của đất
  2. Mặt bằng phân bố của mỏ, điều kiện khai thác và vận chuyển đến đập
  3. Điều kiện địa chất thủy văn, tình hình ngập nước của từng mỏ trong mùa mưa
  4. Tất cả các công việc đã nêu
Câu 65:
Khi khai thác đất ở mỏ đất để đắp đập phải tuân thủ các yêu cầu nào?
  1. Bố trí rãnh tiêu nước chung quanh mỏ khai thác và bố trí hệ thống thoát nước trong mỏ theo nguyên tắc đáy rãnh luôn luôn thấp hơn đáy khoang đào và không để tồn đọng nước trong vùng khai thác đất
  2. Nếu độ ẩm tự nhiên của đất gần bằng hoặc nhỏ hơn độ ẩm thiết kế, nên khai thác theo mặt đứng để giảm bớt lượng nước bốc hơi. Ngược lại, nếu độ ẩm tự nhiên của đất lớn hơn độ ẩm thiết kế, nên dùng phương pháp khai thác mặt bằng
  3. Nếu thi công vào mùa khô nên khai thác các mỏ đất có độ ẩm tự nhiên cao. Ngược lại khi thi công vào mùa mưa thì nên khai thác mỏ đất có độ ẩm tự nhiên thấp
  4. Tất cả các yêu cầu đã nêu
Câu 66:
Độ ẩm của đất dùng để đắp đập đất đồng chất được phép sai lệch như thế nào so với độ ẩm tốt nhất?
  1. Không quá ± 3 %
  2. Không quá ± 5 %
  3. Không quá ± 6 %
  4. Không quá ± 4 %
Câu 67:
Để thoát nước mưa trong quá trình thi công, độ dốc của mặt đất đã san trên mặt đập về thượng hoặc hạ lưu, hoặc đồng thời về cả hai phía là bao nhiêu?
  1. Từ 18 % đến 20 %
  2. Từ 2 % đến 5 %
  3. Từ 18 % đến 25 %
  4. Từ 20 % đến 25 %
Câu 68:
Hệ số đầm nén của đất đắp (độ chặt K) được quy định như thế nào khi thi công đắp đất đê quai ngăn dòng?
  1. K ≥ 0,98
  2. K ≥ 0,96
  3. K ≥ 0,95
  4. K ≥ 0,97
Câu 69:
Hệ số đầm nén của đất đắp (độ chặt K) được quy định như thế nào khi thi công đắp đập đất cấp I?
  1. K ≥ 0,95
  2. K ≥ 0,97
  3. K ≥ 0,96
  4. K ≥ 0,94
Câu 70:
Đối với đập đất đồng chất, vật liệu đất đắp đập phải có hệ số thấm sau khi đầm nén là bao nhiêu?
  1. Không được lớn hơn 1 x 10-3 cm/s
  2. Không được lớn hơn 1 x 10-2 cm/s
  3. Không được lớn hơn 1 x 10-4 cm/s
  4. Các trị số đều đúng
Câu 71:
Trị số hệ số mái dốc m nào thỏa mãn quy định về hệ số mái dốc của mặt nối tiếp hướng ngang (hướng vuông góc với tim đập) của đập đồng chất?
  1. m = 3,0
  2. m = 2,5
  3. m = 2,0
  4. Các trị số đều thỏa mãn
Câu 72:
Đắp tường tâm được quy định như thế nào theo chiều cao của thân đập?
  1. Luôn thấp hơn khối đất đắp liền kề ở thân đập ít nhất là 2 m
  2. Luôn thấp hơn khối đất đắp liền kề ở thân đập ít nhất là 1 m
  3. Luôn thấp hơn khối đất đắp liền kề ở thân đập ít nhất là 0,5 m
  4. Luôn đắp cao hơn khối đất đắp liền kề ở thân đập
Câu 73:
Thi công tường nghiêng của đập đất làm bằng các loại vải địa kỹ thuật (geosynthetic - clayliners) phải thực hiện đúng quy định nào?
  1. Phải trải trên lớp đất dính có chiều dày tối thiểu là 1 m và phải phủ lên một lớp đất bảo vệ có chiều dày tối thiểu là 1 m
  2. Phải trải trên lớp cát hạt mịn có chiều dày tối thiểu là 1 m
  3. Phải trải trên lớp đá dăm có chiều dày tối thiểu là 1 m
  4. Các đáp án đều sai
Câu 74:
Nếu chênh lệch chiều cao của hai đoạn đập liền nhau lớn hơn 5 m, mặt nối tiếp được xử lý như thế nào với hệ số dốc mái của mặt nối tiếp m = 3,5?
  1. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 4 m
  2. Không cần làm cơ
  3. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 6 m
  4. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 5 m
Câu 75:
Nếu chênh lệch chiều cao của hai đoạn đập liền nhau lớn hơn 5 m, mặt nối tiếp được xử lý như thế nào với hệ số dốc mái của mặt nối tiếp m = 2?
  1. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 2 m
  2. Không cần làm cơ
  3. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 4 m
  4. Trên mặt nối tiếp cứ 5 m phải làm một cơ với chiều rộng ít nhất là 3 m
Câu 76:
Khi đắp đất phần thân đập đất tiếp giáp với cống ngầm bằng bê tông cốt thép yêu cầu về đất đắp được quy định như thế nào trong phạm vi 1 m kể từ đường viền tiếp giáp?
  1. Đất đắp phải là đất thịt, đất sét không lẫn sạn sỏi và các tạp chất khác
  2. Đất đắp phải là đất cát hạt mịn
  3. Đất đắp phải là đất sét lẫn 30% sỏi
  4. Các đáp án đã nêu đều đúng quy định
Câu 77:
Khi đắp đất phần thân đập đất tiếp giáp với cống ngầm bằng bê tông cốt thép yêu cầu về thiết bị đầm đất được quy định như thế nào trong phạm vi 1 m kể từ đường viền tiếp giáp?
  1. Các loại thiết bị đầm đất đã nêu đều đúng quy định
  2. Đầm đất bằng máy đầm lăn phẳng 9 tấn
  3. Đầm đất bằng máy đầm có vấu rung 16 tấn
  4. Đầm đất bằng máy đầm cóc
Câu 78:
Khi thi công tầng lọc ngược, các lớp lọc có chiều dày 12 cm được đầm theo quy định nào?
  1. Sử dụng đầm lăn phẳng - rung có tải trọng 9 tấn
  2. Sử dụng đầm lăn phẳng - rung có tải trọng 16 tấn
  3. Đầm bằng thủ công
  4. Ngược lại khi thi công vào mùa mưa thì nên khai thác mỏ đất có độ ẩm tự nhiên thấp Sử dụng đầm lăn phẳng - rung có tải trọng 12 tấn
Câu 79:
Khi phân đoạn để đắp tầng lọc ngược phải tuân theo quy định như thế nào?
  1. Không được để xảy ra hiện tượng so le trên mặt bằng
  2. Không được để xảy ra hiện tượng gãy đoạn trên mặt đứng
  3. Chỗ tiếp giáp với đoạn thi công sau phải đắp thành bậc thang có bề rộng mặt bậc nhất ít nhất 40 cm
  4. Tất cả các quy định đã nêu
Câu 80:
Khi lát các tấm bê tông đúc sẵn để bảo vệ mái đập phải tuân theo các quy định nào?
  1. Mặt tấm phía trên không được cao hơn tấm phía dưới
  2. Các tấm bê tông được lát từ dưới lên trên theo từng hàng
  3. Mặt các tấm không được chênh lệch nhau quá 5 % chiều dày của tấm lát
  4. Tất cả các quy định đã nêu
Câu 81:
Số lượng mẫu thí nghiệm độ ẩm của đất sét khi thi công đập đất đồng chất được quy định như thế nào?
  1. Khoảng 200 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  2. Khoảng 100 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  3. Khoảng 150 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  4. Các quy định đã nêu đều đúng
Câu 82:
Số lượng mẫu thí nghiệm dung trọng khô của đất sét khi thi công tường tâm của đập đất được quy định như thế nào?
  1. Khoảng 200 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  2. Khoảng 500 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  3. Khoảng 100 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  4. Các quy định đã nêu đều đúng
Câu 83:
Số lượng mẫu thí nghiệm hệ số thấm của đất sét khi thi công tường tâm của đập đất được quy định như thế nào?
  1. Khoảng 20 0000 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  2. Khoảng 50 0000 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  3. Khoảng 25 000 m3 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  4. Các quy định đã nêu đều đúng
Câu 84:
Số lượng mẫu thí nghiệm thành phần hạt của vật liệu tầng lọc của đập đất được quy định như thế nào?
  1. Từ 50 m3 đến 100 m3 vật liệu tầng lọc lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  2. Từ 20 m3 đến 50 m3 vật liệu tầng lọc lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  3. Từ 10 m3 đến 15 m3 vật liệu tầng lọc lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  4. Các quy định đã nêu đều đúng
Câu 85:
Số lượng mẫu thí nghiệm dung trọng khô của đất sét khi thi công đắp đất chung quanh cống ngầm trong thân đập đất (đầm bằng máy đầm cóc) được quy định như thế nào?
  1. Khoảng 25 m2 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  2. Khoảng 50 m2 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  3. Khoảng 35 m2 đất đắp lấy 01 tổ mẫu thí nghiệm
  4. Các quy định đã nêu đều đúng
Câu 86:
Dung trọng khô thực tế được thấp hơn yêu cầu thiết kế bao nhiêu?
  1. 0,03 T/m3
  2. 0,3 T/m3
  3. 0,1 T/m3
  4. 0,2 T/m3
Câu 87:
Dung sai cho phép đối với vị trí tim đập trong thi công đập đất là bao nhiêu?
  1. Khoảng 100 cm
  2. Khoảng 80 cm
  3. Không quá 50 cm
  4. Khoảng 200 cm
Câu 88:
Dung sai cho phép đối với hệ số mái dốc của đập (m) trong thi công đập đất là bao nhiêu?
  1. Không quá 1,5 lần hệ số mái dốc thiết kế
  2. Từ 1,0 đến 1,1 lần hệ số mái dốc thiết kế
  3. Không quá 1,3 lần hệ số mái dốc thiết kế
  4. Các dung sai đã nêu đều được phép
Câu 89:
Dung sai cho phép đối với chiều dày tường tâm của đập (m) trong thi công đập đất là bao nhiêu?
  1. Không được vượt quá chiều dày thiết kế
  2. Có thể nhỏ hơn đến 1,1 lần chiều dày thiết kế
  3. Lớn hơn hoặc bằng chiều dày thiết kế
  4. Các dung sai đã nêu đều được phép
Câu 90:
Công tác ván khuôn khi thi công công trình thủy lợi phải đảm bảo những yêu cầu nào?
  1. Chịu lực ổn định
  2. Hình dạng, kích thước khối đổ theo yêu cầu; Kín nước, phẳng, nhẵn
  3. Dựng lắp và tháo dỡ dễ dàng; Dễ lắp dựng cốt thép, thuận tiện cho công tác đổ bê tông; Sử dụng được nhiều lần
  4. Phải đảm bảo các yêu câu đã nêu
Câu 91:
Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng cho phép như thế nào khi thi công rãnh van, khe phai?
  1. ± 10 mm
  2. ± 5 mm
  3. ± 3 mm
  4. ± 1 mm
Câu 92:
Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng cho phép như thế nào khi thi công móng cống?
  1. ± 10 mm
  2. ± 5 mm
  3. ± 3 mm
  4. ± 1 mm
Câu 93:
Sai lệch về cao trình cốp pha so với bản vẽ thiết kế khi thi công bản đáy cống?
  1. ± 10 mm
  2. ± 5 mm
  3. ± 3 mm
  4. ± 15 mm
Câu 94:
Thời gian tối thiểu cho phép tháo dỡ ván khuôn khi thi công bê tông trụ pin của đập tràn trong mùa đông?
  1. Đủ 01 ngày
  2. Đủ 02 ngày
  3. Đủ 10 giờ
  4. Các đáp án đều sai
Câu 95:
Khoảng cách từ đầu mép thép đã uốn đến thanh thép tối thiểu được quy định như thế nào?
  1. 3, 5 lần đường kính cốt thép
  2. 2, 5 lần đường kính cốt thép
  3. 1, 5 lần đường kính cốt thép
  4. Các quy định đã nêu nếu đúng
Câu 96:
Yêu cầu kỹ thuật khi nối 02 thanh cốt thép bằng cách buộc là gì?
  1. Chỉ cần buộc ở giữa đoạn nối
  2. Phải buộc ở 2 đầu đoạn nối
  3. Phải buộc ít nhất ở giữa và 2 đầu đoạn nối
  4. Các yêu cầu đã nêu
Câu 97:
Khi kiểm tra công tác cốt thép của móng công trình trạm bơm, sai số về chiều dày lớp bảo vệ cho phép như thế nào?
  1. 20 mm
  2. 10 mm
  3. 15 mm
  4. Các sai số đã nêu
Câu 98:
Hàm lượng bùn, bụi, sét bột theo % khối lượng của mẫu cát để thi công kết cấu bê tông dưới nước cho phép như thé nào?
  1. Không được vượt quá 5%
  2. Không được vượt quá 4%
  3. Không được vượt quá 2%
  4. Không được vượt quá 3%
Câu 99:
Việc kiểm tra chất lượng xi măng tại hiện trường xây dựng nhất thiết phải được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?
  1. Khi thiết kế thành phần cấp khối bê tông
  2. Khi có sự nghi ngờ về chất lượng xi măng
  3. Khi xi măng đã để trong kho trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất
  4. Tất cả các trường hợp đã nêu
Câu 100:
Hàm lượng sun fat và sunfur tính đổi ra SO3 (% khối lượng) cho phép trong đá dăm?
  1. Không được vượt quá 0,5 %
  2. Không được vượt quá 1 %
  3. Không được vượt quá 3 %
  4. Không được vượt quá 2 %
Câu 101:
Yêu cầu về độ sụt của vữa bê tông thủy công khi sử dụng bơm bê tông để vận chuyển là gì?
  1. Không nhỏ hơn 4 cm
  2. Không nhỏ hơn 10 cm
  3. Không nhỏ hơn 7 cm
  4. Không nhỏ hơn 6 cm
Câu 102:
Thời gian vận chuyển vữa bê tông cho phép (kể từ lúc trút hỗn hợp bê tông ra khỏi trạm trộn đến lúc đổ vào khoảnh đổ) đối với bê tông không có phụ gia, nhiệt độ ngoài trời là 25oC?
  1. Không quá 90 phút
  2. Không quá 60 phút
  3. Không quá 30 phút
  4. Không quá 45 phút
Câu 103:
Khi đổ bê tông sử dụng thiết bị đầm là máy đầm dùi chấn động, độ dày lớn nhất cho phép của mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống khoảnh đổ là bao nhiêu?
  1. 1,5 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm
  2. 0,8 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm
  3. 0,5 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm
  4. Các độ dày đã nêu đều được phép
Câu 104:
Để kiểm tra cường độ của bê tông đối với kết cấu khối lớn của công trình thủy lợi có 2 000 m3, số lượng tổ mẫu thí nghiệm (mỗi tổ gồm 3 mẫu) được quy định như thế nào?
  1. 1 000 m3 lấy một tổ mẫu
  2. 250 m3 lấy một tổ mẫu
  3. 500 m3 lấy một tổ mẫu
  4. 750 m3 lấy một tổ mẫu
Câu 105:
Để kiểm tra cường độ của bê tông đối với kết cấu khối lớn của công trình thủy lợi có 900 m3, số lượng tổ mẫu thí nghiệm (mỗi tổ gồm 3 mẫu) được quy định như thế nào?
  1. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
  2. 450 m3 lấy một tổ mẫu
  3. 300 m3 lấy một tổ mẫu
  4. 250 m3 lấy một tổ mẫu
Câu 106:
Để kiểm tra cường độ của bê tông móng của một trạm, số lượng tổ mẫu thí nghiệm (mỗi tổ gồm 3 mẫu) được quy định như thế nào?
  1. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
  2. 300 m3 lấy một tổ mẫu
  3. 100 m3 lấy một tổ mẫu
  4. 200 m3 lấy một tổ mẫu
Câu 107:
Số lượng nhóm mẫu kiểm tra chống thấm của bê tông quy định như thế nào đối với khối đổ bê tông 1 500 m3 tường chống thấm của đập bê tông?
  1. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
  2. 500 m3 lấy một tổ mẫu
  3. 100 m3 lấy một tổ mẫu
  4. 200 m3 lấy một tổ mẫu
Câu 108:
Số lượng nhóm mẫu kiểm tra chống thấm của bê tông quy định như thế nào đối với khối đổ bê tông 300 m3 tường chống thấm của đập bê tông?
  1. Chỉ cần lấy một tổ mẫu
  2. 150 m3 lấy một tổ mẫu
  3. 300 m3 lấy một tổ mẫu
  4. 200 m3 lấy một tổ mẫu
Câu 109:
Đối với móng, độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc với chiều nghiêng thiết kế, tính cho toàn bộ chiều cao kết cấu là bao nhiêu?
  1. 50 mm
  2. 30 mm
  3. 20 mm
  4. 40 mm
Câu 110:
Ngoài việc kiểm tra toàn bộ nội dung theo đồ án thiết kế, cần chú ý các công tác quan trọng nào sau trong công tác xử lý nền kênh đắp?
  1. Công việc bóc bỏ tầng phủ hữu cơ, Công tác thu dọn nền, vét bùn lầy/
  2. Hệ thống thoát nước
  3. Chất lượng nền kênh và các biện pháp xử lý.
  4. Tất cả các công việc đã nêu
Câu 111:
Đối với những đoạn kênh đào phải kiểm tra những nội dung chính nào sau đây?
  1. Kích thước mặt cắt kênh (rộng, cao, mái dốc, cơ), cao độ và độ dốc đáy kênh so với đồ án thiết kế.
  2. Gia cố thêm độ chặt của lòng kênh trong trường hợp địa chất xấu.
  3. Biện pháp thoát nước mưa để tránh gây xói lở, sạt mái và ảnh hưởng đến tiến độ thi công; Biện pháp xử lý nước ngầm, cát đùn, cát chảy;
  4. Tất cả các nội dung đã nêu đều đúng.
Câu 112:
Phương pháp nào được sử dụng để kiểm tra hệ số thấm K sau khi khoan phụt vữa cho một đoạn hay toàn bộ tuyến đê?
  1. Đổ nước thí nghiệm trực tiếp ngoài hiện trường để xác định hệ số thấm K.
  2. Ép nước hố khoan để kiểm tra.
  3. Khoan lấy mẫu để kiểm tra.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 113:
Các yêu cầu tối thiểu về hệ số thấm K trong công tác khoan phụt vữa được quy định như thế nào?
  1. Hệ số thấm K tại mỗi lỗ khoan không được lớn hơn 15 % so với quy định của thiết kế
  2. Tổng số các lỗ khoan đạt yêu cầu chất lượng phải lớn hơn 80 %
  3. Hệ số thấm K tại hai lỗ khoan liền nhau không được lớn hơn 10 % so với quy định của thiết kế
  4. Hệ số thấm K tại mỗi lỗ khoan không được lớn hơn 5 % so với quy định của thiết kế, đồng thời tổng số các lỗ khoan đạt yêu cầu chất lượng phải lớn hơn 90 % và không có hai lỗ khoan kiểm tra liền nhau không đạt yêu cầu về hệ số thấm.
Câu 114:
Các công việc cần kiểm tra của công tác khoan phụt xi măng vào nền đá gồm?
  1. Kiểm tra chứng chỉ chất lượng các vật liệu để chế tạo dung dịch phụt. Loại vật liệu nào chưa có chứng chỉ thì phải tiến hành thí nghiệm để xác định chất lượng;
  2. Kiểm tra tác nghiệp trong quá trình thi công và sự phù hợp với đồ án thiết kế, quy trình thi công và tiêu chuẩn hiện hành. Việc kiểm tra này nhằm xác định kết quả khoan phụt và tiến độ hoàn thành toàn bộ công tác dự kiến trong đồ án thiết kế hoặc hoàn thành một giai đoạn nào đó.
  3. Kiểm tra nghiệm thu thực hiện theo quy định về nghiệm thu công việc xây dựng
  4. Tất cả các công việc đã nêu đều đúng
Câu 115:
Phương pháp nào được dùng để kiểm tra chất lượng thi công giếng giảm áp?
  1. Ép nước kiểm tra.
  2. Đổ nước kiểm tra.
  3. Bơm nước kiểm tra.
  4. Tất cả các phương pháp đã nêu đều đúng
Câu 116:
Khi nào thì hệ thống hạ mực nước ngầm được phép đưa vào vận hành?
  1. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 12 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế.
  2. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 24 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế.
  3. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 36 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế.
  4. Sau khi hệ thống đã vận hành thử và làm việc bình thường liên tục trong 38 h thỏa mãn mọi yêu cầu của thiết kế.
Câu 117:
Phương pháp nào được sử dụng để liên kết các tấm kim loại làm vật kín nước?
  1. Phải gia công vật kín nước bằng kim loại theo đúng chủng loại vật liệu, hình dạng và kích thước do thiết kế quy định. Nối các tấm kim loại kín nước bằng liên kết hàn.
  2. Phải gia công vật kín nước bằng kim loại theo đúng chủng loại vật liệu, hình dạng và kích thước do thiết kế quy định. Nối các tấm kim loại kín nước bằng keo gián.
  3. Phải gia công vật kín nước bằng kim loại theo đúng chủng loại vật liệu, hình dạng và kích thước do thiết kế quy định. Nối các tấm kim loại kín nước bằng liên kết đinh tán.
  4. Tất cả các phương pháp đã nêu đều đúng
Câu 118:
Các nội dung cần kiểm tra trước khi nghiệm thu khớp nối biến dạng theo đồ án thiết kế được duyệt là gì?
  1. Kiểm tra chất lượng các vật liệu và bán thành phẩm;
  2. Kiểm tra các chế phẩm được chế tạo tại công trường;
  3. Kiểm tra thi công lắp đặt khớp nối
  4. Tất cả các nội dung đã nêu đều đúng
Câu 119:
Trong quá trình thi không khớp nối, phải kiểm tra các các nội dung chính nào?
  1. Kích thước, hình dạng, vị trí đặt các chi tiết đúc sẵn theo thiết kế, các tấm đồng ômêga, các vật kín nước khác (bằng kim loại, chất dẻo, cao su). Kiểm tra định vị và gia cố các chi tiết khớp nối trước khi đổ bê tông ở một bên khe khớp nối cũng như trước khi đổ bê tông ở bên kia khe khớp.
  2. Chất lượng xử lý bề mặt bê tông trước khi sơn bitum, Chất lượng lớp đã sơn, trát trước khi sơn, trát lớp tiếp theo;
  3. Kích thước, chất lượng các mối hàn nối của các tấm kim loại kín nước.
  4. Tất cả các nội dung đã nêu đều đúng
Câu 120:
Khi nào thì nhà thầu thi công được phép tiến hành khoan khoan nổ mìn đào đá trong xây dựng công trình thủy lợi?
  1. Phải đảm bảo cả 3 điều kiện đã nêu
  2. Khi có đồ án thiết kế, hộ chiếu nổ mìn.
  3. Khi có biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công nổ mìn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được Hội đồng nghiệm thu công tác chuẩn bị nổ mìn chấp thuận.
  4. Khi được sự chấp thuận của các cơ quan chứng năng.