CÓ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CẤP CCHN HẠNG I, HẠNG II KHI CHƯA CÓ CCHN HAY KHÔNG?

CÓ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CẤP CCHN HẠNG I, HẠNG II KHI CHƯA CÓ CCHN HAY KHÔNG?

CÓ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CẤP CCHN HẠNG I, HẠNG II KHI CHƯA CÓ CCHN HAY KHÔNG?

 

Vừa rồi có bạn hỏi: Tớ đủ thời gian kinh nghiệm rồi thì có được đề nghị cấp CCHN hạng I (hoặc hạng II) luôn hay không? Trước đó tớ chưa từng có cái chứng chỉ hành nghề nào.

 

Mình có ý kiến thế này:

Ngoài bằng cấp, chuyên môn được đào tạo và số năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, bạn cần xem xét tiêu chí, điều kiện cụ thể để xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Có những loại chứng chỉ hạng I, hạng II yêu cầu bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm hoặc chủ trì thì mới được xét cấp CCHN hạng I hoặc hạng II. Ví dụ: CCHN khảo sát, CCHN thiết kế quy hoạch xây dựng, CCHN thiết kế xây dựng công trình và CCHN định giá xây dựng.

Thế bây giờ hỏi? Tớ cứ kê tớ đã làm chủ trì và thực tế đúng là tớ làm chủ trì thì sao?

Xin thưa rằng, có một số công việc chủ trì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề mới đủ điều kiện làm chủ trì/chủ nhiệm. Cụ thể:

Trước đây, ở Luật Xây dựng năm 2003 (đã không còn hiệu lực) đã quy định 04 công việc (nếu tớ nhớ không nhầm) sau đây phải có chứng chỉ hành nghề:

- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng;

- Chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế chuyên ngành thuộc đồ án quy hoạch xây dựng;

- Chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế;

- Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng.

- Về sau đến năm 2009 thì có Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì có thêm quy định về chứng chỉ kỹ sư định giá nữa khi thực hiện một số công việc về quản lý chi phí (Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư; Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình; Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng; Đo bóc khối lượng xây dựng công trình; Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình; Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Kiểm soát chi phí xây dựng công trình; Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng; Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình).

Như vậy, có 05 nhóm chức danh, công việc trên là phải có chứng chỉ hành nghề khi đảm nhận chức danh chủ trì. Nếu bạn kê đã là chủ trì, chủ nhiệm những công việc trên thì bạn phải có CCHN để chứng minh kinh nghiệm ấy là đúng và là kinh nghiệm hợp lệ. Còn nếu không trình được chứng chỉ ra, thì kinh nghiệm ấy của bạn nhiều khả năng sẽ bị đánh giá là không hợp lệ.

 

Trở lại câu hỏi, chưa có chứng chỉ bao giờ thì có làm được hạng I, hạng II luôn không?

Vẫn được, đối với một số loại chứng chỉ hành nghề sau:

1. CCHN thiết kế

Chỉ cần “tham gia thiết kế ít nhất 03 công trình cấp II” thì có thể đề nghị chứng chỉ hạng II.

2. CCHN giám sát

Nếu bạn có kinh nghiệm “đã làm chỉ huy trưởng công trường” là có thể được.

- Hạng I: Đã làm chỉ huy trưởng công trường của ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II.

- Hạng II: Đã làm chỉ huy trưởng công trường của ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III.

Điều kiện để làm chỉ huy trưởng công trường có nhiều giai đoạn quy định hơi khác nhau (từ Nghị định 12/2009/NĐ-CP đến Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP, Nghị định 100/2018/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định 15/2021/NĐ-CP).

Xuyên suốt các quy định, mình thấy điều kiện để làm chỉ huy trưởng công trường không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề. Do đó, có thể dựa vào kinh nghiệm tham gia thi công và chỉ huy trưởng công trường của bạn đề đề nghị cấp CCHN giám sát hạng II.

Ví dụ:

- Năm 2015 đến năm 2018 bạn tham gia thi công 01 công trình cấp III hoặc 02 công trình cấp IV.

- Năm 2018 bạn được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng 01 công trình cấp III.

- Năm 2019 bạn lại được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng 01 công trình cấp III nữa.

Như vậy từ năm 2015 đến giờ bạn đã làm chỉ huy trưởng 02 công trình cấp III rồi thì đến nay bạn có quyền được đề nghị cấp CCHN giám sát hạng II theo quy định tại Điều 71, Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Tất nhiên là bạn phải gửi kèm các quyết định tham gia thi công, chỉ huy trưởng công trường để chứng minh những kinh nghiệm ấy là đúng và hợp lệ.

Đề nghị hạng I thì cũng tương tự như vậy. Nhưng yêu cầu làm chỉ huy trưởng công trường của ít nhất 01 cấp I hoặc 02 công trình cấp II.

3. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án

Nếu trước ngày 01/6/2017 (là thời điểm Nghị định 42/2017/NĐ-CP có hiệu lực), hồi đấy chưa có quy định để làm Giám đốc QLDA thì phải có CCHN quản lý dự án; nếu bạn có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án thì bạn có thể được bổ nhiệm làm Giám đốc quản lý dự án.

Ví dụ: Năm 2012, bạn đã làm Giám đốc quản lý 01 dự án nhóm C công trình dân dụng dựa trên giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án.

Đến năm 2014, bạn lại được bổ nhiệm làm Giám đốc quản lý dự án của 01 dự án nhóm C công trình dân dụng nữa.

Như vậy tính đến năm 2014, bạn đã làm giám đốc quản lý 02 dự án nhóm C công trình dân dụng. Thì bây giờ bạn có quyền đề nghị cấp CCHN quản lý dự án ĐTXD công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật hạng II dựa trên kinh nghiệm "đã làm giám đốc QLDA 02 dự án nhóm C".

Kể cả chứng chỉ quản lý dự án hạng I cũng tương tự như vậy nhưng điều kiện cao hơn khi phải đã làm giám đốc quản lý 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B.

 

Một vài ý kiến cá nhân, mời các bạn tham khảo.

Thân ái,

Sathachchungchi.vn

0 bình luận

Thẻ