Nói chung mình khuyên các bạn nên học bài bản vì vừa chắc chắn lại có thêm kiến thức, kinh nghiệm. Ở đây cũng không dám nói là “mẹo” nhưng bản thân mình có 1 số cách ôn tập, thi thử như thế này để các bạn tham khảo thêm:
(1) Chọn 1 từ khóa nào đó ở câu hỏi hoặc câu trả lời để nhớ
Ví dụ Đề Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp về Hạ tầng kỹ thuật:
- Nếu hỏi về “cấp công trình” đường ống cấp nước thì đa số đáp án nó là cấp II.
- Hỏi về khoan tạo “lỗ cọc khoan nhồi”: (Có 4 câu hỏi)
+ Mình chỉ nhớ nếu đáp án có chữ “no nước” ở cuối đáp án đầu tiên thì chọn đáp án đầu tiên (có đáp án 1 và đáp án 3 có chữ no nước).
+ Nếu câu trả lời có chữ “áp lực” thì phải chọn đáp án có chữ “áp lực lớn hơn”
+ Nếu câu trả lời về “cao độ” thì chọn 0,3m.
- Trong câu hỏi có địa danh TP.HCM thì chọn 6 ngày (nó hỏi về bảo dưỡng).
- Hỏi về “xây khối xây vòm” thì đáp ản phải “chia chẵn viên gạch”
- Hỏi về “chụp lọc” trong bể lọc nhanh trọng lực thì chọn 50 cái.
- Hỏi về tỷ lệ cây xanh thì chọn 15%.
- Hỏi về xử lý chất thải rắn thì đa số chọn đáp án d (hoặc là các đáp án dài chữ nhất). (Chỗ này cẩn thận, vì có 1 số câu không phải thế).
- Hoặc ở đề Giám sát lắp đặt thiết bị. Cứ chỗ nào có “tất cả phương án trên” thì chọn.
Đại ý là như vậy. Mỗi người có 1 cách nhớ khác nhau.
(2) Nhớ theo thứ tự sắp xếp của các phương án trả lời
Kết hợp với từ khóa đã nêu ở (1). Nhiều khi mình chỉ nhớ các câu trả lời (nhớ thứ tự sắp xếp của nó). Mình còn chẳng đọc câu hỏi là gì mà nhìn thứ tự các câu trả lời để chọn đáp án đúng.
Bởi vì hệ thống thi thử của mình cũng như thi thật không trộn các đáp án. Tức là thứ tự câu trả lời trong bộ đề thế nào thì bạn thi thử (ở đây) và thi thật nó cũng y hệt như thế.
Nên nhiều khi mình sẽ nhớ được dựa trên thứ tự sắp xếp của các phương án trả lời. Nhìn nhiều nó sẽ quen! Cũng chẳng cần đọc câu hỏi :D
(3) Nhớ đáp án dựa trên câu trả lời sai
Khi ôn tập hoặc thi thử, nếu gặp 1 câu hỏi mà bạn không biết trả lời. Bạn hãy chọn bừa 1 đáp án nào đó mà bạn cảm thấy thích nhất, dễ nhớ nhất. Sau đó bạn xem đáp án.
- Nếu nó đúng thì bạn hãy nhớ nó.
- Nếu nó sai thì cũng tốt. Hãy nhớ cả đáp án sai mà bạn chọn lẫn đáp án đúng. Khi thi gặp đúng câu hỏi đó; bạn sẽ nhìn thấy đáp án sai mà bạn đã chọn. Từ đó bạn sẽ nhớ đến đáp án đúng.
Hơi khó hiểu chút, các bạn cứ hiểu nôm na phương pháp này là SAI thành ĐÚNG. Tức là nhớ đáp án sai để link ra đáp án đúng.
Lưu ý: Không nên quá lạm dụng phương pháp này. Bạn chỉ nên nhớ một vài câu gọi là điển hình thôi. Vì nhiều quá là không nhớ được kiểu như thế.
Mình thấy 3 cách nhớ như trên khá hiệu quả, có thể nói là kiểu “học vẹt” các bạn thử áp dụng xem sao.
Chúc các bạn có phương pháp ôn tập, thi sát hạch hiệu quả nhất.
Thân ái,
Sathachchungchi.vn
0 bình luận